Nâng chất lượng và hiệu quả

(ĐTTCO) - Trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động NH năm 2017, NHNN cho biết ngoài việc tập trung triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát NH. Thực tế, các khuôn khổ pháp lý để TCC hệ thống NHTM đã được định hình, vấn đề còn lại là sự quyết liệt từ phía cơ quan điều hành và sự nghiêm túc thực hiện của các TCTD.

(ĐTTCO) - Trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động NH năm 2017, NHNN cho biết ngoài việc tập trung triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát NH. Thực tế, các khuôn khổ pháp lý để TCC hệ thống NHTM đã được định hình, vấn đề còn lại là sự quyết liệt từ phía cơ quan điều hành và sự nghiêm túc thực hiện của các TCTD.

Tiếp tục giải quyết những tồn tại

Trong giai đoạn TCC tiếp theo, bên cạnh xử lý nợ xấu, các NHTM cần phải nâng được chất lượng, nâng được tính hiệu quả. Điều này sẽ giúp nợ xấu giảm xuống và tránh phát sinh nợ xấu mới.

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN

Theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), quá trình TCC hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015 và đến cuối năm 2016 đã tháo gỡ cơ bản các khó khăn, như tình trạng căng thẳng thanh khoản được kiểm soát, thanh khoản chung của toàn hệ thống ổn định, phát hiện và kiểm soát đặc biệt các TCTD yếu kém.

Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo đã ở mức dưới 3%, số nợ xấu được xử lý từ năm 2013 đến nay hơn 500.000 tỷ đồng (trong đó số nợ bán cho VAMC chiếm 41,6%, TCTD tự xử lý khoảng 58,4%); sở hữu chéo, đầu tư chéo dần được kiểm soát. Các TCTD chú trọng hơn vào quản trị rủi ro và quản trị điều hành, các văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn mực an toàn trong hoạt động của các TCTD được ban hành. Hầu hết khó khăn của hệ thống TCTD trước năm 2011 về cơ bản đã được tháo gỡ.

Tuy nhiên, UBGSTCQG cũng chỉ ra một số hạn chế, như xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD chưa triệt để, chủ yếu áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với mức báo cáo, đồng thời nợ xấu đã bán cho VAMC xử lý chậm, mới xử lý được khoảng 38.000 tỷ đồng, tương đương 15%; trong đó bán tài sản đảm bảo và bán nợ khoảng 14.500 tỷ đồng, ủy thác TCTD thu hồi nợ khoảng 23.300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lãi dự thu bất hợp lý tập trung cao tại một số TCTD yếu kém và việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II trên toàn hệ thống còn chậm so với lộ trình đặt ra. Đây là những vấn đề đặt ra đối với quá trình TCC hệ thống các TCTD trong giai đoạn 2016-2020.

Mới đây, NHNN cũng cho biết đang hoàn thiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo chỉ đạo của Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị. Theo mục tiêu của đề án, trước mắt trong năm nay NHNN sẽ triển khai một cách đồng bộ với nhiều giải pháp.

Theo đó sẽ tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế song song với mục tiêu giữ vững và tiếp tục nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD. NHNN cũng khẳng định sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự, kỷ cương đi đôi với việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, NH.

Hoạt động TCC NH sẽ được thực hiện toàn diện cả về tài chính, hoạt động, quản trị của TCTD với các hình thức, biện pháp và lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng TCTD, đồng thời phù hợp với cơ chế thị trường, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Bên cạnh xử lý nợ xấu, NHNN cho biết sẽ triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh thông qua yêu cầu các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng. Vai trò của VAMC cũng sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa trong năm 2017 đế bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ. NHNN cũng sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD.

 Cần quyết liệt hơn

Theo nhiều chuyên gia tài chính, đối với quá trình TCC hệ thống các TCTD, các vấn đề cần tập trung hiện nay là tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản trị NH, giải quyết dứt điểm sở hữu chéo. Những quy định, thông tư của NHNN trong những năm gần đây cũng cho thấy NHNN đang quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xử lý những yếu kém, bất cập trong hoạt động của các NH.

Như năm 2016 NHNN đã ban hành Thông tư 06 sửa đổi Thông tư 36, được coi là khuôn khổ pháp lý nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Thông tư 36 cho thấy NHNN đã nhận ra một số rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, nên những thay đổi của Thông tư 06 tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao dự phòng rủi ro cho toàn hệ thống.

Một số điều khoản của Thông tư 06 quy định rõ hơn giữa các NH có chính sách quản trị rủi ro tốt, hệ số an toàn hoạt động cao với các NH đã tăng trưởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng tín dụng.

Cùng với đó, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 08/2016 sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Điểm nhấn của Thông tư 08 là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trong việc xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường và củng cố quyền hạn của VAMC. Tuy nhiên, trong một số vấn đề, NHNN vẫn chưa quyết liệt áp dụng ngay.

Chẳng hạn việc NHNN ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN về việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II đối với toàn ngành từ 1-1-2020. Như vậy, thời gian áp dụng Basel II đã được kéo giãn ra. Với sự hỗ trợ này, áp lực tăng vốn tại các NH thí điểm Basel II sẽ được giảm bớt, nhưng cũng cho thấy nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn quản trị rủi ro với hệ thống NH gặp nhiều thử thách, từ đó làm chậm định hướng ban đầu của NHNN.

Để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và lành mạnh hơn, hiện NHNN yêu cầu cơ quan thanh tra giám sát NH tăng cường thanh tra đột xuất và chuyên đề để sớm phát hiện tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, NHNN cần quyết liệt hơn trong vấn đề bắt buộc NH phải đảm bảo minh bạch, như yêu cầu các NH phải niêm yết trên sàn chứng khoán. Khi lên sàn, các NH sẽ phải minh bạch báo cáo tài chính, minh bạch trong các giao dịch mua bán cổ phiếu, góp phần giúp cơ quan quản lý có thể kiểm soát, giám sát sức khỏe và nhận biết rủi ro để kịp thời xử lý.

Các tin khác