Dòng tiền sẵn sàng chờ cơ hội

(ĐTTCO) - Các NHTMCP đang gia tăng lợi ích đi kèm để kích thích người dân gửi tiền. Số liệu tuần qua cho thấy NHNN đã hút ròng tiền về từ các NHTMCP với khối lượng lớn. Bên cạnh đó một lượng tiền lớn đã tham gia mua trái phiếu chính phủ (TPCP). Điều này cho thấy thanh khoản trong hệ thống NH đang rất dồi dào.

(ĐTTCO) - Các NHTMCP đang gia tăng lợi ích đi kèm để kích thích người dân gửi tiền. Số liệu tuần qua cho thấy NHNN đã hút ròng tiền về từ các NHTMCP với khối lượng lớn. Bên cạnh đó một lượng tiền lớn đã tham gia mua trái phiếu chính phủ (TPCP). Điều này cho thấy thanh khoản trong hệ thống NH đang rất dồi dào.

Thanh khoản dồi dào

Chỉ trong tuần thứ 2 của tháng 2-2017, thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy NHNN bơm ròng 1.863 tỷ đồng qua kênh OMO. Cụ thể khoản vay đáo hạn trong tuần đạt 113.577 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã hút về 111.714 tỷ đồng; đồng thời phát hành gần 49.899 tỷ đồng tín phiếu loại kỳ hạn 14 ngày. Tính ra, NHNN đã hút ròng 49.899 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

Tổng hợp cả 2 kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã hút ròng 161.613 tỷ đồng từ thị trường. Diễn biến này cho thấy thanh khoản hệ thống NH đang ở trạng thái rất dồi dào. Nguyên nhân có thể do một lượng tiền dư do người dân rút ra trước Tết quay trở lại NH. BVSC dự báo diễn biến này có thể tiếp tục duy trì trong 2-3 tuần tới.

Số liệu từ Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng cho thấy một lượng tiền khổng lồ đang được NHNN hút về sau khi hoàn thành nhiệm vụ giữ ổn định thanh khoản trước đó. Một điểm đáng chú ý là NHNN bắt đầu phát hành lại tín phiếu với khối lượng lớn.

Với việc thanh khoản tốt, các NH gần như ít vay mượn lẫn nhau, đã khiến lãi suất liên NH xuống thấp. Đến cuối tuần qua, lãi suất cho vay trên thị trường liên NH giảm sâu về 1,6%/năm, từ mức 4,45% vào cuối tuần trước. Lãi suất cho vay 1 tuần giảm từ 4,67% xuống 2%; 1 tháng giảm từ 4,73% xuống 2,9% và 3 tháng giảm từ 4,8% xuống 3,8%/năm.

Diễn biến này trái ngược với thời điểm cao điểm trước đó, lãi suất trên liên NH tăng cao, kỳ hạn qua đêm lên tới 5,3%/năm. Nhiều nhận định cho rằng khả năng lãi suất liên NH sẽ tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.

Tiền đang chảy dồi dào vào hệ thống NH còn thể hiện qua việc TPCP được phát hành liên tục. Tính riêng trong tuần qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức gọi thầu với lượng đặt thầu cho kỳ hạn 5 năm gấp 3,44 lần giá trị gọi thầu, với tỷ lệ trúng thầu 100% tại mức lãi suất 5,02%/năm, giảm 0,23% so với lần đấu thầu trước đó.

Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 7 năm bằng 2,18 lần giá trị gọi thầu với tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 5,44%/năm, giảm 0,11%. Tính đến thời điểm hiện tại, KBNN đã phát hành được gần 15.000 tỷ đồng TPCP. Như vậy trong thời gian còn lại của quý I-2017, tổ chức này cần phát hành khoảng 50.000 tỷ đồng nữa mới hoàn thành mục tiêu. Điều này được dự báo sẽ gây áp lực tương đối lớn lên lãi suất, tuy nhiên thanh khoản hệ thống NH dồi dào sẽ là yếu tố thuận lợi.

Ảnh minh họa: L.THANH

Ảnh minh họa: L.THANH

Lãi suất sẽ ổn định?

Hiện mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.

Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-7%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn 4-5%/năm.

Lãi suất huy động có thể không tăng nhưng các NH đang tung ra nhiều chiêu để hút khách hàng gửi tiền. Chẳng hạn, khách hàng gửi tiết kiệm từ 5 triệu đồng tại Vietbank sẽ được cấp mã dự thưởng để có cơ hội nhận vàng và giải đặc biệt lên đến 10 lượng vàng.

Các NH như Sacombank, Maritimebank, OCB, VIB, TPbank.. tặng lì xì cho khách mở sổ tiết kiệm. Ngay cả nhà băng ngoại như Indovina (IVB), Hong Leong cũng tặng quà cho khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, một số NH ưu tiên lãi suất cho các kỳ hạn gửi dài. Điều này cũng có nguyên nhân nhiều NH phải đẩy mạnh tốc độ huy động vốn lẫn cơ cấu lại kỳ hạn huy động để đảm bảo lượng vốn trung và dài hạn cho thị trường trong năm 2017.

Thông tư 06/2016/TT-NHNN yêu cầu kể từ ngày 1-1-2017 tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn phải giảm dần xuống 50% và từ ngày 1-1-2018 sẽ xuống mức 40%.

Trong bối cảnh Chính phủ mong muốn giảm lãi suất và cung cấp nguồn thanh khoản tốt, lãi suất đã duy trì ổn định trong năm 2016. Tuy nhiên, nhu cầu lớn cho huy động trung và dài hạn đã tạo ra sự thiếu hụt cho các kỳ hạn trên 12 tháng và những áp lực gia tăng lãi suất huy động trung và dài hạn.

Tỷ lệ LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) cao hiện tại và tiếp tục thắt chặt tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn trong năm 2017 và 2018, sẽ khiến việc huy động trở nên ngày càng cạnh tranh, đặc biệt là các kỳ hạn dài.

Ngoài ra, các NH dự kiến sử dụng trái phiếu dài hạn để hỗ trợ nhu cầu vốn cần thiết cho năm 2017, khiến nhu cầu cho vốn trung và dài hạn cao hơn. Nhu cầu tăng vốn và huy động dự kiến sẽ khiến lãi suất trung/dài hạn tăng 75 điểm cơ bản trong năm 2017.

Ngoài ra, với kỳ vọng 3 đợt tăng lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) trong năm 2017, các NH sẽ cần duy trì lãi suất huy động hấp dẫn để ngăn tình trạng chuyển hướng dòng tiền từ VNĐ sang USD.

Các tin khác