Phải có đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế

(ĐTTCO) - Kinh tế tư nhân (KTTN) được Đảng và Nhà nước xác định là động lực chính trong phát triển kinh tế những năm tới. Chính phủ cũng đặt mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp (DN) vào năm 2020. Nhưng theo chuyên gia kinh tế PHẠM CHI LAN chỉ tiêu về số lượng DN không khó, nhưng để có được DN đủ sức cạnh tranh, hoạt động hiệu quả, bền vững rất khó. Đặc biệt cần sớm hình thành một đội ngũ các tập đoàn KTTN lớn mạnh, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế trong tương lai.

(ĐTTCO) - Kinh tế tư nhân (KTTN) được Đảng và Nhà nước xác định là động lực chính trong phát triển kinh tế những năm tới. Chính phủ cũng đặt mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp (DN) vào năm 2020. Nhưng theo chuyên gia kinh tế PHẠM CHI LAN chỉ tiêu về số lượng DN không khó, nhưng để có được DN đủ sức cạnh tranh, hoạt động hiệu quả, bền vững rất khó. Đặc biệt cần sớm hình thành một đội ngũ các tập đoàn KTTN lớn mạnh, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế trong tương lai.

PHÓNG VIÊN: - Bà nhận định thế nào về sự phát triển của KTTN trong những năm qua, và chúng ta đã có những tập đoàn KTTN đủ mạnh? 

Để tháo gỡ những rào cản và tạo sự bình đẳng cho khu vực KTTN, việc đầu tiên và quan trọng nhất cần làm là xóa bỏ các ưu tiên, đặc quyền đặc lợi dành cho DNNN, khu vực DN FDI cũng như một số DN “thân hữu”. Phải đặt các DN này vào điều kiện cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Phải thực hiện bằng được những cam kết về tái cơ cấu DNNN, vừa để nâng cao hiệu quả của khu vực đó, vừa để phân bổ lại những nguồn lực to lớn khu vực đó đang nắm giữ nhưng sử dụng kém hiệu quả.

Bà PHẠM CHI LAN: - Ở nước ta hiện nay có một số tập đoàn KTTN đã hình thành và ngày càng mang vóc dáng của một tập đoàn lớn, như Vingroup, Hòa Phát, TH True Milk, FLC, SunGoup… Trong đó Vingroup khởi đầu tập trung làm bất động sản (BĐS), tiếp đó là các dịch vụ thương mại bán lẻ, giáo dục, y tế, đầu tư vào ngành hàng nông sản, tạo nên vóc dáng tập đoàn kinh tế đa ngành.

Cách làm của Vingroup cho thấy tầm nhìn về một tập đoàn phát triển từng bước các lĩnh vực bổ sung cho nhau, cùng hướng tới những lợi ích lớn lâu dài của ngành cốt lõi. Hòa Phát bắt đầu bằng thép, nhưng lớn lên cũng bằng BĐS, sau này tham gia cả khai thác khoáng sản. FLC, SunGroup đều là tập đoàn kinh doanh BĐS lớn. TH True Milk từ lĩnh vực ngân hàng mở sang ngành sữa với toàn bộ hoạt động khép kín từ chăn nuôi bò, thu hoạch, chế biến và phân phối sữa và đang tiếp tục triển khai một số dự án nông nghiệp và các lĩnh vực khác…

 Đến nay 97% DNTN ở Việt Nam vẫn là nhỏ và vừa, trong đó có tỷ lệ đáng kể DN siêu nhỏ, tỷ lệ DN lớn còn rất thấp. Trong top 100 và 500 DN lớn nhất ở Việt Nam được công bố hàng năm, số DNTN có tăng nhưng chưa nhiều. Mong muốn có những tập đoàn KTTN lớn của Việt Nam chắc phải nhiều năm nữa mới thành hiện thực.

- Bà có thể phân tích rõ hơn việc hình thành các tập đoàn KTTN đủ mạnh sẽ là động lực phát triển cho nền kinh tế, và vai trò dẫn dắt của nó được thể hiện như thế nào?

- Các nước phát triển luôn khuyến khích các tập đoàn KTTN lớn mạnh làm đầu tàu dẫn dắt. Ở ta giữa năm 2016 Vingroup đã chính thức bắt tay với hơn 200 DNNVV trong các DN hàng Việt Nam chất lượng cao cung cấp sản phẩm Việt trên thị trường bán lẻ trong nước.

Điều đáng nói, hệ thống VinMart của Vingroup ra đời trong bối cảnh Big C, Metro đã bị người Thái thâu tóm, tạo cơ hội cho hàng ngàn DN Thái Lan đưa sản phẩm vào Việt Nam hòng chiếm lĩnh thị trường hơn 90 triệu dân. Đến nay VinMart sở hữu một hệ thống phân phối rộng lớn, chuyên nghiệp, có chiến lược tập trung đẩy mạnh tiêu thụ hàng nội địa, có uy tín với đông đảo người tiêu dùng, nên có khả năng giúp hàng Việt Nam phát triển trên thị trường trong nước.

Hàng Việt tiêu thụ được sẽ có nguồn lực để cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh, củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Hệ thống siêu thị VinMart cũng tăng cường được vị thế trên thị trường. Đó là cách để 2 bên cùng thắng khi Vingroup bắt tay kết nối với các DN Việt. Đó chính là cách tập đoàn KTTN dẫn dắt, thúc đẩy, giúp DN nhỏ hơn cùng phát triển. Chúng ta thực sự rất cần những tập đoàn làm như vậy.

 

- Vậy theo bà các tập đoàn KTTN hiện nay có cần sự quan tâm, hỗ trợ từ chính sách để trở thành những tập đoàn quốc gia lớn mạnh?

- Tôi cho rằng không cần có chính sách ưu đãi riêng cho tập đoàn KTTN. Điều này nên dành cho DNNVV và DN khởi nghiệp, DN ứng dụng khoa học công nghệ. Các tập đoàn KTTN không thể đòi hỏi những chính sách hỗ trợ riêng để phát triển, bởi bản thân họ đã có thực lực, họ có thể nhận được ưu đãi nếu thực hiện đầu tư các lĩnh vực Nhà nước sẵn sàng ưu đãi theo chính sách chung.

Điều KTTN cần nhất là môi trường chính sách minh bạch, công bằng, bình đẳng, nhất là quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, quyền tài sản và quyền tiếp cận các nguồn lực phải được bảo đảm bằng luật pháp và được thi hành nghiêm túc. Luật pháp phải rõ ràng, minh bạch, nhất quán, đồng bộ, ổn định và khả thi.

Các văn bản dưới luật cũng phải đảm bảo các yêu cầu trên, đồng thời phải rất nhất quán với các luật cơ bản và cao hơn như Hiến pháp, luật hay pháp lệnh. Đặc biệt việc thi hành pháp luật phải đảm bảo thật nghiêm minh, trước hết trong các cơ quan nhà nước, phải chống được tình trạng lạm dụng quyền lực, không tuân thủ luật pháp ngay trong bộ máy nhà nước.

Ở các nước phát triển cao, có thể chế tốt, đặc biệt là cơ chế cạnh tranh minh bạch, dễ dàng giám sát cả nhà nước lẫn người kinh doanh. Cơ chế minh bạch giúp các DN lớn khẳng định được tính chính đáng của con đường làm giàu và tính hợp pháp của những tài sản khổng lồ của họ, và họ có quyền tự hào về những gì họ có được.

Vì thế, theo tôi, công việc cần làm trước tiên là rà soát, sửa đổi các văn bản pháp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt theo các chuẩn mực chung, phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế, trên tinh thần tạo thuận lợi cho DN. Thực hiện tốt Quyết định 35 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2016, cũng như 10 nguyên tắc Chính phủ cam kết về đối xử với DN.

Cải cách bộ máy nhà nước cho tinh gọn, có hiệu lực và hiệu quả hơn, tăng năng lực và trách nhiệm giải trình của bộ máy và quan chức các cấp, tăng cường sự giám sát một cách thực chất của Nhà nước, xã hội và DN đối với bộ máy đó, giảm mạnh chi phí tuân thủ, chi phí hành chính và các chi phí bất hợp lý khác cho DN cũng là những việc cần làm.

Đặc biệt triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 19/2017 của Chính phủ mới ban hành về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

- Xin cảm ơn bà.

Các tin khác