Liệu có hiệu ứng pha loãng?

(ĐTTCO)- Việc một lượng lớn CP đầu ngành liên tục xuất hiện trên thị trường chỉ trong vài tháng cuối năm đã gây ra lo ngại về việc dòng tiền sẽ bị pha loãng do phải phân bổ cùng lúc cho nhiều CP và khó tạo được những đợt sóng lớn. Nhưng thực tế có phải như vậy?

(ĐTTCO)- Việc một lượng lớn CP đầu ngành liên tục xuất hiện trên thị trường chỉ trong vài tháng cuối năm đã gây ra lo ngại về việc dòng tiền sẽ bị pha loãng do phải phân bổ cùng lúc cho nhiều CP và khó tạo được những đợt sóng lớn. Nhưng thực tế có phải như vậy?

Áp lực cựu binh

Khi dòng tiền chia đều cho nhiều CP, cơ hội kiếm tiền bằng cách xoay vòng cũng sẽ diễn ra, có thể CP không tăng mạnh, VN Index cũng không tăng quá mạnh, nhưng sóng có thể đi từ CP này sang CP khác, từ ngành nọ sang ngành kia và đây là xu hướng  những NĐT lướt sóng chuyên nghiệp thường rất thích.

Khoảng nửa tháng qua, VNM có diễn biến giá tương đối tích cực tại vùng 133.000 đồng/CP, nhưng mức giá này vẫn thấp hơn nhiều so với mức giá 144.000 đồng/CP mà F&N đã trả cho SCIC để sở hữu hơn 78 triệu CP hồi tháng 12-2016.

Mặt khác, KQKD 2016 dự kiến của VNM cũng rất tích cực như doanh thu (DT) 46.200 tỷ đồng, vượt 4% so với kế hoạch và tăng trưởng 15% so với 2015, lợi nhuận (LN) sau thuế ước đạt 11.200 tỷ đồng, vượt kế hoạch 12% và tăng 20% so với cùng kỳ. Những năm trước 2016, hầu như mỗi kỳ công bố KQKD VNM đều nổi sóng mạnh, còn lần này sóng vẫn có nhưng khá yếu.

Trong khi đó, những blue chip mới của thị trường lại liên tục bứt phá. Sau khi tăng lên mốc 22.5 và điều chỉnh xuống ngưỡng 19.0-20.0, SAB (Sabeco) tiếp tục tăng trở lại và thường có những biến động giá cao/thấp trong phiên lên đến 10.000 đồng/CP, tạo cơ hội để có thể lướt sóng.

Hay như QNS (đường Quảng Ngãi), sở hữu thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy, sau khi tăng lên ngưỡng gần 13.0 trong các phiên giao dịch đầu tiên đã điều chỉnh giảm trở lại xuống ngưỡng 8.6. Tưởng như CP này sẽ phải chôn chân khá lâu tại vùng giá dưới 10.0 thì liên tục trong 1 tháng qua, QNS đã tăng trở lại từ ngưỡng 9.0 lên ngưỡng 11.0.

Cũng có thể xem QNS là một đối thủ lớn thực sự của VNM trong ngành hàng sữa đậu nành. Qua những thống kê trên đây, dường như VNM có vẻ kém thế hơn so với những tân binh nhưng nếu nhìn rộng hơn đây lại là điều tích cực cho thị trường.

Trước tiên cần phải khẳng định rằng, việc dòng tiền tập trung vào một CP có thể tốt cho CP đó, cho doanh nghiệp (DN), cổ đông và thị trường cũng có nhiều cơ hội. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc CP có thể tập trung nhiều dòng tiền nóng, đầu cơ, ngắn hạn và tập trung rất nhiều margin.

Thực tế đã cho thấy những blue chip như GAS, VNM… đều có một giai đoạn tăng nóng những năm trước đây, sau đó cũng điều chỉnh rất mạnh và gây thiệt hại đáng kể cho nhiều NĐT. Đó là chưa kể những CP này có giá trị vốn hóa lớn nên cũng ảnh hưởng đáng kể cho VN Index. Vì vậy, dòng tiền thay vì tập trung vào một vài blue chip, nay đã được phân tán cho nhiều CP khác nhau có thể sẽ giúp cho CP có một mức định giá phù hợp hơn rất nhiều, không tăng nóng cũng không thể giảm sâu, thị trường sẽ trở nên cân bằng hơn.

Những blue chip như SAB, BHN (Habeco), ACV (Tổng Công ty Hàng không)… mặc dù có khối lượng CP rất lớn (vốn điều lệ lớn), nhưng lượng CP trôi nổi bên ngoài không phải là nhiều. Không cần tập trung quá lớn về dòng tiền cũng có thể tạo ra những sức bật cho nhóm blue chip mới này. Tuy nhiên, vượt lên trên thuộc tính thời gian cũ-mới của các CP thì nguyên nhân cốt yếu vẫn nằm ở việc cơ hội ở đâu, dòng tiền sẽ chảy đến đó.

VNM không còn là thế mạnh khi nhiều cựu binh cũng đã lên sàn.

VNM không còn là thế mạnh khi nhiều cựu binh cũng đã lên sàn.

Cơ hội chia đều

Từ đầu năm đến nay, BVH (Tập đoàn Bảo Việt) đã tăng giá từ 5.8 lên 6.3 và CP này gần như đóng vai trò chỉ báo cho các đợt sóng của TTCK, cứ mỗi đợt tăng dù sớm hay muộn cũng không thể thiếu BVH. Gần đây, BVH công bố doanh thu vượt mốc 1 tỷ USD, tổng tài sản 3 tỷ USD, đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống phân phối bảo hiểm với hàng chục chi nhánh được thành lập chỉ trong khoảng vài tháng cuối năm theo kênh truyền thống và cả trực tuyến.

ThS. Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Khối hoạt động BVH, cho biết: “CP có thể diễn biến tùy theo thị trường và cả nhu cầu của NĐT, nhưng có một điều chắc chắn nếu DN luôn hướng đến việc tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông sự quan tâm của thị trường sẽ luôn hiện diện. Những giá trị của DN phải được củng cố liên tục và nhất quán mới tạo ra sức hút dành cho CP”.

Đồng quan điểm này, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT, chia sẻ: “Năm 2016 là một năm thành công của FPT do chúng tôi đã công bố chiến lược tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi của mình như phần mềm, tích hợp hệ thống và đạt được những KQKD tích cực cả trong lẫn ngoài nước. Mấu chốt ở đây là lãnh đạo DN đã thực hiện đúng các cam kết với NĐT chứ không chỉ ở khía cạnh KQKD. Có thể thị trường khắt khe hơn với những DN lớn, muốn đợi xem những kết quả thực sự, đợi đến khi DN chứng minh sự tin tưởng lại được đẩy lên cao”.

Về mặt thị trường, hiệu ứng pha loãng nếu có thường thể hiện ở những thời điểm lặng sóng, còn nếu trong trường hợp những tin tốt hoặc một xu hướng khả quan xuất hiện cũng không thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, đó là điều chắc chắn. Dễ thấy nhất chính là mỗi khi thị trường xuất hiện sóng mạnh, nhiều NĐT vẫn nói với nhau rằng, mới đây thấy thanh khoản còn “lình xình”, “yếu ớt” không hiểu sao tiền ở đâu lại có thể đổ vào một cách nhanh chóng.

Hiệu ứng pha loãng có thể khiến CP không tăng, nhưng không thể khiến CP bị suy giảm sâu, hoặc trở nên quá rẻ rúng so với giá trị thực. Bởi với những blue chip cũ, có tính truyền thống, vẫn luôn tập trung một dòng tiền đủ lớn và thanh khoản luôn được đảm bảo, chỉ cần rẻ đi đôi chút dòng tiền này sẽ nhanh chóng đổ vào.

Như trường hợp của REE, BVH, FPT… những blue chip cũng thuộc hàng kỳ cựu trên thị trường, nhưng thời gian gần đây vẫn tăng giá tích cực. 3 tháng qua, từ mức 2.1, REE đã tăng lên hơn 2.7. 

Các tin khác