10 năm gia nhập WTO: XNK Việt Nam tăng 3 lần

(ĐTTCO) - Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan thống kê cho thấy, sau một thập niên chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu hàng hóa, thị trường xuất nhập khẩu và đặc biệt kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 đã tăng gấp 3 lần so với năm 2007.

(ĐTTCO) - Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan thống kê cho thấy, sau một thập niên chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu hàng hóa, thị trường xuất nhập khẩu và đặc biệt kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 đã tăng gấp 3 lần so với năm 2007.

 

Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ngay trong năm đầu tiên (2007) gia nhập WTO đã có mức tăng trưởng ngoạn mục 31,3% so với năm 2006. Vào cuối năm 2016 giá trị đạt 350,7 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với kết quả đạt được của năm 2007.

Cũng theo cơ quan hải quan, thương mại hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Cán cân thương mại đã chuyển từ mức thâm hụt cao trong những năm từ 2006-2011 sang mức thặng dư hoặc chỉ thâm hụt nhẹ trong những năm vừa qua.

Cụ thể, trong các năm từ 2006-2011, cán cân thương mại Việt Nam luôn ở mức nhập siêu: -5,1 tỷ USD (2006), -14,1 tỷ USD (2007), -18 tỷ USD (2008), -12,9 tỷ USD (2009), -12,6 tỷ USD (2010), -9,8 tỷ USD (2011). Nhưng trong giai đoạn các năm tiếp theo, cán cân thương mại đã nghiêng dần sang xuất siêu như: 0,8 tỷ USD (2012), 0,8 tỷ USD (2013), 2,4 tỷ USD (2014), -3,5 tỷ USD (2015) và 2,5 tỷ USD (2016)..

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng có những thay đổi, tỷ trọng hàng hóa nông sản, thủy sản, nhiên liệu và khoáng sản đã giảm mạnh, đặc biệt là từ năm 2011 trở lại đây. Cụ thể, tỷ trọng nhóm hàng này đã giảm từ 32% trong năm 2011 xuống chỉ còn 14,5% trong năm 2016. Đối với nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu các nguyên liệu thô phục vụ sản xuất, xuất khẩu, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng cũng có xu hướng tăng trong khi giảm nhập khẩu ở nhóm hàng tiêu dùng.

Sự phát triển về ngoại thương hàng hóa của Việt Nam còn được khẳng định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm. Nếu như năm 2006, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lần lượt ở vị trí 50 và 44 trên toàn thế giới, thì đến năm 2015, xuất khẩu đã tăng tới 23 bậc, xếp ở vị trí thứ 27; trong khi nhập khẩu cũng tăng 16 bậc, xếp ở vị trí thứ 28 trong tổng số các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm 2015, Việt Nam cũng đã vượt qua Indonesia, xếp ở vị trí thứ 4 cả về trị giá xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng thì nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam trong năm 2015 tăng cao nhất trong khu vực và xuất khẩu chỉ tăng sau mức tăng của Campuchia.

Các tin khác