Cửa khẩu hải quan thông thoáng, an toàn

(ĐTTCO)-Cùng với hoạt động hội nhập quốc tế của nhà nước, ngành hải quan đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm về hợp tác và hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung chấn chỉnh hoạt động trong nội bộ ngành, dọn thông thoáng cửa khẩu, chào đón các doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cảnh báo những rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình giao thương trên thương trường quốc tế.

(ĐTTCO)-Cùng với hoạt động hội nhập quốc tế của nhà nước, ngành hải quan đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm về hợp tác và hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung chấn chỉnh hoạt động trong nội bộ ngành, dọn thông thoáng cửa khẩu, chào đón các doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cảnh báo những rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình giao thương trên thương trường quốc tế.

Hiện đại hóa quản lý, chống tội phạm quốc tế

Theo kế hoạch hợp tác và hội nhập quốc tế của ngành hải quan giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đến năm 2020, ngành hải quan đẩy mạnh cải cách, phát triển, hiện đại hóa ngành nhằm đưa hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thực chất và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Theo nhận định của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, thời gian tới, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông của khu vực và thế giới sẽ tác động đến thương mại quốc tế và các lĩnh vực trong đời sống. Cụ thể, sự phát triển của các hình thức thương mại gắn với vận tải quốc tế, kéo theo tội phạm có tổ chức hoạt động đa dạng hơn và sẽ kéo theo hệ lụy là phát sinh nhiều hoạt động bất hợp pháp như trốn thuế, gian lận thuế, vận chuyển buôn bán hàng cấm, vũ khí, ma túy, hàng giả, hàng nhái… Có nghĩa là, ngân sách vẫn còn nhiều nguy cơ thất thu do sự gian lận thuế và trốn thuế.

Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm của ngành hải quan trong thời gian tới là mở rộng nâng cấp hệ thống thông quan tự động, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về nghiệp vụ và quản lý hải quan. Ngành hải quan cũng tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với hải quan các nước là đối tác kinh tế thương mại quan trọng của Việt Nam, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích kinh tế và ngăn chặn, phòng chống các vi phạm về hải quan tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và giao lưu đi lại giữa Việt Nam với các nước.

 

Để đạt được điều đó, Tổng cục Hải quan đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm như sau: Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác song phương, chú trọng đến công tác hợp tác chống buôn lậu, triển khai thực hiện các cam kết quốc tế đa phương liên quan đến quản lý hải quan. Đặc biệt, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các nội dung còn chưa được quy định và các giải pháp cụ thể cho các lĩnh vực nghiệp vụ liên quan đến cơ chế một cửa, quản lý rủi ro, xác định trước và quy định về kiểm tra xuất xứ...

Bên cạnh đó, ngành hải quan cũng tăng cường đội ngũ công chức làm công tác về hội nhập và hợp tác quốc tế, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đối ngoại, xây dựng và quản lý tốt các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật. Mục tiêu của ngành hải quan là phấn đấu đến năm 2020, hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế được tiến hành một cách chủ động, là nhân tố tích cực cho việc xây dựng một cơ quan hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, có những đóng góp tích cực cho hải quan thế giới về các chuyên đề nghiệp vụ, các sáng kiến hợp tác khu vực.

Cảnh báo, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro

Do các doanh nghiệp trong nước chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao thương với các doanh nghiệp quốc tế nên thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế. Điển hình là nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị mất hàng trăm ngàn USD với khách hàng ECHOPACK INC, do Jason Brown, ở 5084 Francois, Cusson Lachine, Quebec (Canada) thực hiện. Do vậy, để giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế, Cục Xuất nhập khẩu vừa ban hành thông báo cảnh báo các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi giao dịch với khách hàng.

Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý tìm hiểu kỹ thị trường, đồng thời phải kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài (đặc biệt là các đối tác tìm được qua kênh trung gian). Việc thẩm tra thông qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra (các tổ chức cung cấp thông tin uy tín hay Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), qua kênh của hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại nước nhập khẩu…

Riêng về hợp đồng mua bán, doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ các điều khoản bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt là điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tránh các trường hợp bất lợi cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp. Ở khâu thanh toán, doanh nghiệp lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện giao dịch, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (xác nhận thư tín dụng, chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán xuất khẩu…) để có thêm sự bảo đảm cho khả năng đòi tiền từ phía ngân hàng cung cấp dịch vụ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu, đánh giá các thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng.

Các tin khác