CKPS: Thiết lập nền tảng giao dịch

(ĐTTC) - Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc đảm bảo cho thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS) hoạt động ngay từ đầu năm 2017, hiện Bộ Tài chính đang rất nỗ lực triển khai các hoạt động chuyên môn để thị trường khai trương đúng thời hạn. Tuy nhiên, cho đến nay đa phần nhà đầu tư (NĐT) vẫn mơ hồ về thị trường này. Để NĐT có cái nhìn rõ hơn khi thiết lập nền tảng giao dịch CKPS, ĐTTC đã trao đổi với TS. LÊ ĐẠT CHÍ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

(ĐTTC) - Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc đảm bảo cho thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS) hoạt động ngay từ đầu năm 2017, hiện Bộ Tài chính đang rất nỗ lực triển khai các hoạt động chuyên môn để thị trường khai trương đúng thời hạn. Tuy nhiên, cho đến nay đa phần nhà đầu tư (NĐT) vẫn mơ hồ về thị trường này. Để NĐT có cái nhìn rõ hơn khi thiết lập nền tảng giao dịch CKPS, ĐTTC đã trao đổi với TS. LÊ ĐẠT CHÍ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

PHÓNG VIÊN: - TS. có thể cho biết những nét chính về nền tảng của CKPS? 

Để tham gia giao dịch HĐTL, trước tiên NĐT cần mở tài khoản giao dịch tại CTCK là TVGD thị trường CKPS và một tài khoản ký quỹ tại một TVBT. Tài khoản giao dịch là tài khoản để NĐT đặt lệnh giao dịch CKPS. Tài khoản ký quỹ là tài khoản NĐT nộp tiền hoặc/và dùng tài sản để ký quỹ cho hoạt động giao dịch trên tài khoản giao dịch của chính NĐT. Căn cứ vào Điều 22 Thông tư 11/2016/TT-BTC, NĐT có thể sử dụng tài sản ký quỹ là tiền hoặc CK để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ của mình. Đối với tài sản ký quỹ là CK, theo quy định gồm danh sách những CK được chấp thuận làm tài sản ký quỹ.

-TS. LÊ ĐẠT CHÍ: - CKPS là một công cụ tài chính, trong đó giá trị của CKPS phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. CKPS có dạng hợp đồng tài chính, trong đó quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc/và chuyển giao tài sản cơ sở, với mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Tài sản cơ sở của CKPS được chia thành 2 dạng chính. Thứ nhất là hàng hóa, gồm thực phẩm (ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu…); kim loại (vàng, bạc, kẽm…); năng lượng (khí đốt, dầu…). Thứ hai là công cụ tài chính, như cổ phiếu (chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ); trái phiếu (của chính phủ - TPCP, địa phương, doanh nghiệp); lãi suất; tiền tệ (USD, yen Nhật, EUR...).

 CKPS được chia thành 4 loại chính: hợp đồng kỳ hạn, là thỏa thuận pháp lý giữa 2 bên tham gia mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch; hợp đồng tương lai (HĐTL), một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán - GDCK); hợp đồng quyền chọn (HĐQC), là thỏa thuận pháp lý, trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng, trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai; hợp đồng hoán đổi, là thỏa thuận pháp lý trong đó 2 bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

- Vậy NĐT đã tham gia giao dịch trên thị trường cổ phiếu có được tham gia giao dịch CKPS và phải tuân thủ những quy định gì?

- NĐT hoàn toàn có quyền tham gia giao dịch trên thị trường CKPS khi đã tham gia giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Với NĐT đã có tài khoản giao dịch CK thông thường mở tại công ty chứng khoán (CTCK), đồng thời là thành viên giao dịch (TVGD) CKPS, được quyền sử dụng tài khoản giao dịch CK nêu trên để thực hiện giao dịch CKPS sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ (TVBT). Trong trường hợp tài khoản giao dịch CK thông thường của NĐT được mở tại CTCK không phải là TVGD thị trường CKPS, nếu có nhu cầu tham gia thị trường CKPS phải mở tài khoản giao dịch CKPS tại một CTCK khác là TVGD thị trường CKPS.

NĐT khi tham gia giao dịch CKPS cần phải tuân thủ theo những quy định đã được nêu tại Điều 8 Nghị định 42/2015/NĐ-CP; các Điều 6, 7 ,8 và 9 tại Thông tư 11/2016/TT-BTC. Ngoài ra, Sở GDCK Hà Nội và Trung tâm Lưu ký CK (VSD) sẽ xây dựng và công bố các văn bản hướng dẫn đối với hoạt động giao dịch, thanh toán bù trừ của NĐT và thành viên thị trường. Khi ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch và tài khoản ký quỹ tại TVGD và TVBT, NĐT cũng cần hiểu rõ nội dung và thực hiện các quy định chi tiết tại các hợp đồng nêu trên.

- Vậy, ông có thể tư vấn cho NĐT nên chọn hình thức nào để đầu tư CKPS?

- Theo thông lệ phát triển thị trường CKPS trên thế giới, HĐTL và HĐQC là những sản phẩm phái sinh đầu tiên và phổ biến nhất. Tuy nhiên, HĐQC có những đặc điểm riêng biệt và cấu trúc sản phẩm phức tạp, khó tiếp cận đối với công chúng đầu tư. Trong khi đó, nguyên tắc giao dịch HĐTL có nhiều nét tương đồng với việc giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở, phù hợp với các tiêu chí về tính đơn giản của việc thiết kế sản phẩm cũng như mức độ dễ tiếp cận với công chúng đầu tư. Do vậy, HĐTL được lựa chọn làm loại sản phẩm phái sinh đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Theo đó, trong giai đoạn đầu, các sản phẩm phái sinh được xây dựng dựa trên 2 loại tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu niêm yết bởi Sở GDCK và TPCP. Đây là 2 sản phẩm HĐTL phù hợp cho việc ra mắt thị trường CKPS tại Việt Nam.

 - Lợi ích của giao dịch HĐTL trên chỉ số so với giao dịch cổ phiếu đơn lẻ thể hiện ra sao?

- NĐT có thể sử dụng HĐTL để thay thế cho việc mua CK cơ sở (cổ phiếu chứng chỉ quỹ, cổ phiếu đơn lẻ) để điều chỉnh danh mục đầu tư của mình. So với việc đầu tư vào các cổ phiếu đơn lẻ, HĐTL chỉ số có một số ưu điểm như: NĐT có thể mua cả thị trường cổ phiếu thông qua việc mua HĐTL chỉ số cổ phiếu, thay vì phải mua từng cổ phiếu đơn lẻ hoặc phải đầu tư qua một công ty quản lý quỹ. HĐTL chỉ số cổ phiếu mang lại lợi thế đòn bẩy cao hơn bất kỳ cổ phiếu đơn lẻ nào, khi chỉ yêu cầu phần vốn đầu tư thấp so với giá trị hợp đồng; có rủi ro thấp hơn việc mua và nắm giữ cổ phiếu đơn lẻ; NĐT chỉ phải theo dõi diễn biến một chỉ số, không cần phải theo dõi hàng trăm cổ phiếu đơn lẻ.

Ngoài ra, một HĐTL trên chỉ số có thể sử dụng làm công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhiều danh mục CK khác nhau của NĐT. Tính minh bạch và độ an toàn cao do tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu bao gồm nhiều cổ phiếu thành phần, các hoạt động gây thao túng chỉ số sẽ khó thực hiện. Hình thức thanh toán dễ dàng và tiện lợi do tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu - không phải là một tài sản có thể chuyển giao - nên việc thanh toán HĐTL trên chỉ số cổ phiếu được thực hiện bằng tiền dựa trên lãi/lỗ của các bên. Việc thanh toán được Trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện liên tục trong ngày, đảm bảo giảm thiểu tối đa tính rủi ro đối tác của hợp đồng. Với các lợi ích trên, sản phẩm HĐTL chỉ số cổ phiếu là sản phẩm được ưa chuộng nhất tại thị trường CKPS trên các sở GDCK trên thế giới.

- Vậy HĐTL chỉ số cổ phiếu được đáo hạn và thanh toán ra sao? 

Trong thời gian tới, Sở GDCK Hà Nội sẽ tổ chức các chương trình hội thảo, tuyên truyền và đào tạo về CKPS và thị trường CKPS tại Việt Nam. NĐT quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với Sở GDCK để đăng ký tham dự các chương trình này.

- HĐTL chỉ số cổ phiếu được niêm yết theo các bộ mã hợp đồng, mỗi mã hợp đồng tương ứng với 1 tháng đáo hạn. Bộ mã hợp đồng được niêm yết dự kiến có các tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng theo chu kỳ quý gần nhất (tháng cuối quý là các tháng 3, 6, 9 và 12). Thí dụ, tại thời điểm tháng 8-2016, Sở GDCK niêm yết bộ mã HĐTL chỉ số cổ phiếu bao gồm các tháng đáo hạn sau: tháng 8-2016 (tháng hiện tại), tháng 9-2016 (tháng kế tiếp), tháng 12-2016, tháng 3-2017 (2 tháng cuối quý gần nhất).

 Về việc thanh toán, cuối mỗi ngày giao dịch, một mức giá thanh toán cuối ngày được xác định làm cơ sở để Trung tâm thanh toán bù trừ hạch toán lãi/lỗ cho các giao dịch phát sinh trong ngày, hoặc giá trị của các vị thế đang nắm giữ. Vào ngày giao dịch cuối cùng, một mức giá thanh toán cuối cùng được xác định làm cơ sở để trung tâm này hạch toán lãi/lỗ cho các vị thế còn nắm giữ tới thời điểm đó. Giá thanh toán cuối cùng của HĐTL chỉ số cổ phiếu được xác định dựa trên chỉ số cổ phiếu trên thị trường cơ sở vào ngày giao dịch cuối cùng.

Ở đây cũng cần nói rõ thêm, riêng nội dung mẫu HĐTL TPCP sẽ quy định những loại trái phiếu được sử dụng làm tài sản chuyển giao. Trường hợp NĐT không có đúng loại trái phiếu kỳ hạn 5 năm để giao, có thể sử dụng trái phiếu khác để giao nhưng đảm bảo phải là một trong các trái phiếu đủ điều kiện trong rổ trái phiếu giao hàng do Sở GDCK và VSD quy định. HĐTL TPCP cho phép người bán thực hiện nghĩa vụ chuyển giao bằng một trong số các mã trái phiếu đáp ứng tiêu chuẩn thanh toán hợp đồng. Giá của trái phiếu thanh toán này được tính toán bằng cách sử dụng hệ số chuyển đổi.

- Các loại lệnh được sử dụng khi giao dịch HĐTL và NĐT có thể xem thông tin ở đâu?

- Giao dịch HĐTL bao gồm các lệnh sau: (i) Lệnh giới hạn, tức lệnh mua hoặc lệnh bán CK tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.  (ii) Lệnh thị trường, tức lệnh mua CK tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán CK tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh thị trường có thể là lệnh thị trường giới hạn, lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy, lệnh thị trường khớp và hủy… (iii) Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa/đóng cửa ATO, ATC, tức đặt mua hoặc đặt bán CK tại mức giá mở cửa (ATO) hoặc giá đóng cửa (ATC).

NĐT quan tâm có thể tìm hiểu kỹ hơn về CKPS và HĐTL trên các trang web của Sở GDCK Hà Nội. Theo đó, khi tổ chức giao dịch sản phẩm phái sinh, sở này sẽ đăng tải các thông tin trên website bao gồm các loại sản phẩm CKPS đang giao dịch; các mức giá giao dịch, giá tham chiếu, giá trần, sàn...; thông tin về khối lượng mở của từng loại CK, thông tin giá của mã hợp đồng có tháng đáo hạn gần nhất; thông tin giao dịch trái phiếu và chỉ số cổ phiếu cơ sở; thông tin về thanh toán như giá thanh toán hàng ngày, cuối cùng, rổ trái phiếu chuyển giao và hệ số chuyển đổi khi niêm yết, khi chuẩn bị thanh toán; các thay đổi về nội dung mẫu hợp đồng, các văn bản hướng dẫn…

- Xin cảm ơn TS.

----

Phòng rủi ro hợp đồng giao sau

(ĐTTC) - Hiện có rất nhiều tranh cãi xung quanh chủ đề HĐTL chỉ số chứng khoán UBCKNN chuẩn bị triển khai trong năm 2017, chẳng hạn làm thế nào để phòng ngừa rủi ro bằng HĐTL chỉ số? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi nêu 1 một thí dụ về HĐTL chỉ số S&P 500 (Hoa Kỳ), đang giao dịch trên sàn CME-Chicago.

Nhìn trên biểu đồ, khung màu đỏ là các thông số phổ biến của 1 HĐTL chỉ số S&P 500, đáo hạn tháng 3-2017. Trong khung là hợp đồng có quy mô 250USD với chỉ số hiện tại 2.256, giá trị hợp đồng được xác định 250USD x 2.256 = 564.000USD. Khung màu xanh thể hiện giới hạn trên và giới hạn dưới của điểm chỉ số. Khung màu tím là số tiền ký quỹ yêu cầu, điều đặc biệt là khoản ký quỹ ban đầu áp dụng với nhà đầu cơ và NĐT phòng ngừa rủi ro hoàn toàn khác nhau. Đến nay, UBCKNN vẫn chưa có thông báo cụ thể về chi tiết này.

Theo tôi, có thể chia câu trả lời ra làm 2 phần “mua hay bán và cần tham gia bao nhiêu hợp đồng”. Thứ nhất, mua hay bán. Giả sử NĐT đang nắm giữ một danh mục đa dạng hóa, gồm rất nhiều cổ phiếu với giá trị khoảng 1,1 triệu USD. NĐT lo ngại thị trường sẽ giảm giá trong thời gian tới nhưng không muốn bán cổ phiếu, vì biết sắp tới có rất nhiều công ty trong danh mục sẽ chi trả cổ tức.

NĐT thực hiện phòng ngừa rủi ro bằng cách bán HĐTL chỉ số. Khi đó, nếu thị trường giảm, lợi nhuận từ HĐTL chỉ số sẽ giúp khấu trừ phần thiệt hại từ danh mục cổ phiếu đang nắm giữ. Ngược lại, nếu thị trường tăng, lỗ từ HĐTL sẽ được bù đắp bằng khoản lãi mang lại từ danh mục cổ phiếu. Vị thế phòng ngừa sẽ được duy trì ổn định như vậy cho đến lúc NĐT quyết định không thực hiện phòng ngừa rủi ro nữa.

Thứ 2, NĐT cần tham gia bao nhiêu hợp đồng. Với giả định giá trị danh mục 1,1 triệu USD và giá trị 1 HĐTL là 564.000USD, NĐT cần bán 2 HĐTL chỉ số để phòng ngừa rủi ro giảm giá. Trường hợp bên trên tương đối đơn giản khi giả định beta của danh mục với chỉ số là 1. Nếu chỉ số này tăng giảm 1%, lợi nhuận của danh mục NĐT tăng giảm 1,5%. Vì thế không quá khó để xác định số lượng hợp đồng chỉ số cần bán là 3 (= 1.100.000/564.000 x 1,5).

Tuy nhiên, điều cần làm rõ liệu 1 NĐT bình thường biết được danh mục của mình có hệ số beta là bao nhiêu không? Và làm sao để có được hệ số này? Thông thường, beta được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử của chỉ số và danh mục, từ đó tìm ra hệ số tương quan beta. Chưa kể hệ số này còn thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế chính trị khác nhau.

Thực ra, điều này chỉ được thực hiện tốt ở một số quỹ lớn, có tài chính và nhân sự. NĐT trên TTCK Việt Nam hiện nay với danh mục khoảng 5-10 cổ phiếu, e rằng sẽ rơi vào tình trạng “lực bất tòng tâm”, khó có thể phòng ngừa rủi ro dù rất muốn tham gia.

Trương Minh Huy

---

CKPS nhìn từ chỉ số độ bất ổn

(ĐTTC) - Năm 1993, sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) cho ra đời chỉ số độ bất ổn đầu tiên (VIX), dựa trên những tính toán về độ bất ổn của các quyền chọn chỉ số S&P 100, nhằm cung cấp thông tin toàn diện và chỉ dẫn cho NĐT về những thay đổi trong độ bất ổn tương lai của TTCK. Sau đó, chỉ số độ bất ổn đã trở thành chỉ số chỉ báo cho việc đo lường và dự báo thành quả của TTCK Hoa Kỳ.

Do VIX ngày càng thu hút sự được chú ý của thị trường, nên CBOE còn cho ra đời nhiều loại chỉ số độ bất ổn dựa trên các loại tài sản cơ sở khác nhau như NASDAQ-100 Volatility Index (VXN), DJIA Volatility Index (VXD), Russell 2000 Volatility Index (RVX), the S&P 500 3-Month Volatility Index (VXV)... Tuy nhiên, VIX vẫn là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, HĐQC và giao sau chỉ số VIX mang đến cho NĐT một công cụ hiệu quả để quản trị rủi ro, đầu cơ và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Thực tế, từ khi ra đời chỉ số VIX cũng như các công cụ phái sinh dựa trên chỉ số VIX luôn được NĐT, nhà quản trị rủi ro và cả nhà nghiên cứu đánh giá cao về tầm quan trọng trong việc phản ánh tâm lý thị trường hiện tại, coi đó là chỉ số có sức mạnh dự báo, là nhân tố định thời điểm thị trường hiệu quả, đặc biệt là công cụ quan trọng để quản trị rủi ro, đầu cơ và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Với lợi ích các HĐQC hay giao sau, chỉ số độ bất ổn đem lại cho người sử dụng một công cụ phổ biến ở thị trường phái sinh, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Kết quả khảo sát của tạp chí Market Voice cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường phái sinh các quốc gia khu vực này, khi tổng khối lượng giao dịch tăng 33,7%, đạt 9,7 tỷ hợp đồng trong năm 2015, chiếm 39,2% thị phần toàn cầu.

Trong khi đó, ở Việt Nam, thị trường phái sinh vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để chuẩn bị đưa vào vận hành. Trên cơ sở những sản phẩm cơ bản ban đầu, sự phát triển của thị trường cần có thêm những công cụ hữu ích như VIX. Diễn biến độ bất ổn tỷ suất sinh lợi của VN Index trong thời gian qua có thể nói lên tính cấp thiết, nhu cầu về một dạng chỉ số độ bất ổn tương tự VIX cho TTCK Việt Nam. 

Do vậy, việc xây dựng chỉ số độ bất ổn này cũng chính là việc đưa ra một phong vũ biểu cho thị trường. Các giao dịch phái sinh với tài sản cơ sở là chỉ số độ bất ổn sẽ không chỉ là những công cụ mới làm đa dạng hóa sản phẩm, tăng tính hấp dẫn cho thị trường phái sinh, mà còn giúp cho các thành viên tham gia dễ dàng đánh giá được tâm lý thị trường, từ đó có những quyết định phòng ngừa rủi ro, đầu tư và đầu cơ hợp lý hơn.

TS. Đinh Thị Thu Hồng, Đại học Kinh tế TPHCM

Các tin khác