TPCP: Kênh hút vốn quan trọng

(ĐTTCO) -  Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2016 được đánh giá thành công trên nhiều mặt: huy động vốn qua đấu thầu đạt kỷ lục; thanh khoản gia tăng mạnh mẽ trên thị trường thứ cấp; thị trường phát triển về chiều sâu; cơ cấu nhà đầu tư có sự chuyển dịch… ĐTTC đã trao đổi với bà NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN (ảnh), Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), xung quanh vấn đề này.

(ĐTTCO) -  Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2016 được đánh giá thành công trên nhiều mặt: huy động vốn qua đấu thầu đạt kỷ lục; thanh khoản gia tăng mạnh mẽ trên thị trường thứ cấp; thị trường phát triển về chiều sâu; cơ cấu nhà đầu tư có sự chuyển dịch… ĐTTC đã trao đổi với bà NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN (ảnh), Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), xung quanh vấn đề này.

PHÓNG VIÊN: - PHÓNG VIÊN: - Bà có thể chia sẻ về những yếu tố dẫn đến sự thành công của thị trường TPCP năm 2016?

-Bà NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN: - Trên thị trường sơ cấp, tính đến hết ngày 23-12-2016, tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu qua HNX đạt 316.273 tỷ đồng, tăng gần 27% so với năm 2015 (249.689 tỷ đồng). Về kỳ hạn, các trái phiếu có kỳ hạn dài đã được các tổ chức phát hành nhiều hơn, đặc biệt các trái phiếu có kỳ hạn rất dài, lên tới 20, 30 năm. Tỷ trọng phát hành các trái phiếu có kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên chiếm 22,4% trong tổng giá trị phát hành năm 2016 (năm 2015 là 15,9%). Kỳ hạn phát hành bình quân TPCP trong năm đạt 8,27 năm, nâng kỳ hạn bình quân cả danh mục TPCP đạt 5,63 năm (cao hơn 1,19 năm so với kỳ hạn bình quân danh mục TPCP đến cuối năm 2015 là 4,44 năm).

Lãi suất trúng thầu nhìn chung có xu hướng đi xuống trong năm 2016. Theo đó, kỳ hạn 5 năm giảm 130 điểm cơ bản (từ 6,58% xuống 5,28%), kỳ hạn 7 năm giảm 123 điểm cơ bản (từ 6,68% xuống 5,45%). Trong khi đó, lãi suất trúng thầu các kỳ hạn dài 20, 30 năm gần như không thay đổi trong cả năm 2016, với mức giảm nhẹ tương ứng 4 điểm và 2 điểm, hiện đang duy trì ở mức 7,71% và 7,98%.

Về quy mô niêm yết, đến ngày 23-12-2016 đạt 930.000 tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2015 (753.400 tỷ đồng). Cơ cấu niêm yết có xu hướng tăng tỷ trọng các kỳ hạn dài, kỳ hạn bình quân toàn thị trường năm 2015 là 3,77 năm, tăng lên 5,22 năm. Về quy mô, tổng giá trị giao dịch đạt 1.549.846 tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch bình quân gần 6.431 tỷ đồng/phiên, tăng 78% so với năm 2015 (3.600 tỷ đồng/phiên).

- Bà đánh giá thế nào về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trên thị trường TPCP và việc bán ròng của họ trong năm 2016?

Trong dài hạn, thị trường TPCP Việt Nam vẫn khá hấp dẫn khi các quỹ, bảo hiểm, NĐTNN mới đã quan tâm đến thị trường hơn, các ngân hàng trong nước vẫn coi đầu tư TPCP là kênh đầu tư sinh lời và an toàn. Trong năm 2017, khối ngoại nhiều khả năng vẫn duy trì mức giao dịch và nhu cầu nắm giữ lượng trái phiếu tương đương với năm 2016. Đặc biệt trong nửa đầu năm 2017, khối lượng trái phiếu đáo hạn lên tới hơn 98.000 tỷ đồng, chiếm hơn 73% khối lượng đáo hạn cả năm 2017.

- Trên thị trường sơ cấp, năm 2016, tổng giá trị trúng thầu của NĐTNN 26.600 tỷ đồng, chiếm 5,21% tổng giá trị trúng thầu toàn thị trường (hơn 310.000 tỷ đồng). Tháng 10-2016 là thời điểm NĐTNN mua nhiều nhất, chiếm 42,3% tổng giá trị trúng thầu, tiếp đến là tháng 8 với 19%. Các tháng khác chỉ chiếm khoảng 3-7%.

Trên thị trường thứ cấp, 9 tháng năm 2016, ngoại trừ việc bán ròng nhẹ trong tháng 4, NĐTNN đã liên tục mua ròng TPCP, đạt 22.228 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong tháng 10 và 11, khối ngoại đã bán ròng 10.176 tỷ đồng, khiến tổng giá trị mua ròng của họ trên thị trường trái phiếu chỉ còn 12.100 tỷ đồng, bằng một nửa so với thời điểm cuối tháng 9. Riêng trong tháng 11-2016, khối ngoại đã bán ròng 7.528 tỷ đồng, cao nhất theo tháng từ năm 2010. Tuy nhiên, việc bán ròng của khối ngoại trên thị trường TPCP ở thị trường thứ cấp về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của toàn thị trường. Thể hiện rõ nhất ở việc Kho bạc Nhà nước trong năm 2016 đã 3 lần thay đổi kế hoạch huy động vốn thông qua thị trường TPCP, từ 220.000 tỷ đồng lên 281.000 tỷ đồng và vẫn hoàn thành kế hoạch. Thêm vào đó, tỷ trọng sở hữu của NĐTNN trên thị trường TPCP vẫn tương đối thấp (4,43%) so với tỷ trọng toàn thị trường, nên việc bán ròng của NĐTNN không đáng lo ngại.

- Giao dịch của khối - Giao dịch của khối ngoại vẫn còn khiêm tốn, vậy theo bà làm cách nào để thu hút thêm dòng vốn ngoại vào thị trường?

- Để thu hút thêm dòng vốn ngoại vào thị trường, chúng ta cần đa dạng hóa sản phẩm theo thông lệ quốc tế để NĐT có thêm nhiều sản phẩm giao dịch trên thị trường. Đặc biệt sắp tới thị trường TPCP sẽ cho ra đời các sản phẩm mới, bao gồm sản phẩm giao dịch bán và mua lại (Sell buy back) và vay trái phiếu để bán. Việc cho ra đời 2 bộ sản phẩm mới này, độ thanh khoản của thị trường kỳ vọng được tăng cao, giúp thị trường giao dịch TPCP thứ cấp sôi động, thu hút NĐT tham gia. Ngoài ra, 2 sản phẩm mới này cũng giảm bớt rủi ro mất khả năng thanh toán. Theo đó, NĐT có thể dùng trái phiếu tương đương có cùng đặc điểm về kỳ hạn hoặc lãi suất để chuyển giao tại ngày thanh toán. Với việc đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thị trường gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, thị trường TPCP Việt Nam trong năm 2017 kỳ vọng sẽ thu hút nhiều hơn NĐT trong và ngoài nước.

- Để phát triển thị trường TPCP nói riêng và thị trường trái phiếu nói chung, theo bà, cần có những giải pháp gì?

- Thứ nhất, cần phải bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý để các sản phẩm giao dịch mới có thể sớm triển khai về mặt hệ thống và hạ tầng. Cụ thể trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 234 (hướng dẫn quản lý giao dịch TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương). Thứ hai, về mặt chính sách, đề xuất UBCKNN, Bộ Tài chính xem xét và ban hành những cơ chế tài chính khuyến khích gắn với các chương trình phát triển thị trường, đặc biệt là các cơ chế về ưu đãi tài chính, phí khi thực hiện chức năng tạo lập thị trường nhằm khuyến khích các tổ chức như quỹ đầu tư, bảo hiểm… tham gia. Thứ ba, đẩy nhanh công tác hoàn thiện về cơ chế thanh toán, theo hướng chuyển thanh toán giao dịch TPCP về Ngân hàng Nhà nước, nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn về thanh toán khi quy mô thị trường giao dịch ngày càng phát triển.

Cũng cần nói thêm rằng xu hướng đồng USD lên giá cũng như lãi suất USD có khả năng tăng cao trong năm 2017 sẽ tác động đáng kể đến tất cả thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là dòng tiền vào các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, do quyết định này đã được dự đoán từ lâu nên các tác động của nó hầu như đã phản ánh hết vào diễn biến thị trường. Việc phát hành trái phiếu VNĐ trong nước cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi mặt bằng lãi suất VNĐ chịu áp lực đi lên, nên TPCP cũng phải tăng tương ứng để đảm bảo mức sinh lời phù hợp.

- Xin cảm ơn bà.

Các tin khác