Xây dựng không phép nóng phiên chất vấn

(ĐTTCO) – Hôm nay 8-12, ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 3 HDND TPHCM  khóa IX “nóng” với phần chất vấn và trả lời chất vấn giữa các đại biểu và đại diện các sở ngành TP. Đặc biệt là vấhn đề xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn TP.

(ĐTTCO) – Hôm nay 8-12, ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 3 HDND TPHCM  khóa IX “nóng” với phần chất vấn và trả lời chất vấn giữa các đại biểu và đại diện các sở ngành TP. Đặc biệt là vấhn đề xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn TP.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Nga dẫn chứng một kết quả kiểm tra gần đây, trên 2/3 công trình chung cư cao tầng đều có sai phạm về xây dựng sai công năng, cơi nới, chia nhỏ căn hộ dẫn đến không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. “Thiệt hại của người dân ai chịu trách nhiệm? Trách nhiệm cơ quan thanh tra như nào khi để xảy ra tình trạng trên?” - đại biểu Nga hỏi.

Ông Trần Trọng Tuấn không trả lời trực tiếp những nội dung này, mà mở rộng phần trả lời sang việc chấn chỉnh, quản lý lực lượng thanh tra. Theo ông Tuấn, hiện lực lượng thanh tra xây dựng có 1.044 người, phân tán ở các địa bàn nên phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm người đứng đầu là đội trưởng các đội thanh tra. Lực lượng thanh tra do làm việc chủ yếu tại công trường, tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư, nên sự giám sát của cộng đồng cũng bị hạn chế, từ đó dẫn đến những tiêu cực trong lực lượng.

“Chúng tôi đã xử lý rất kiên quyết, nhưng đây là vấn đề quản lý con người, rất phức tạp. Nên chúng tôi vẫn lo ngại” - ông Tuấn nói. Ông dẫn thêm số liệu số lượng cán bộ thanh tra bị xử lý kỷ luật ngày càng tăng. Năm 2013 chỉ có 47 trường hợp, năm 2016 là 95 trường hợp. Tổng cộng, đã có 283 công chức, nhân viên bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật.

Theo ông Tuấn, khi nhận được phản ánh, sở đều có chỉ đạo kiểm tra xử lý theo quy định. Thậm chí có chứng cứ sai phạm là đình chỉ công tác ngay để kiểm tra, kể cả lãnh đạo thanh tra.

 Liên quan đến vấn đề cấp phép xây dựng, các đại biểu cũng đặt câu hỏi về việc cấp phép xây dựng cho các chung cư, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại ở khu vực nội đô, gây ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn TPHCM. Ông Tuấn khẳng định các dự án này đều được cấp phép xây dựng trên cơ sở phù hợp quy hoạch được duyệt hoặc giấy phép quy hoạch được cấp chấp thuận chủ đầu tư.

Giải pháp được ông Tuấn đưa ra là phải đồng bộ chương trình phát triển nhà ở với chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật. Giám đốc Sở Xây dựng cho biết sẽ tham mưu UBND tờ trình về chương trình phát triển nhà ở 5 năm, hàng năm, trong đó một trong những tiêu chí đánh giá là kết nối với hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đó.

 Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận định, những dự án, công trình mang lại lợi ích kinh tế, nhưng lại tác động ngược chiều đến chất lượng sống của người dân, ô nhiễm môi trường, kẹt xe… thì không thể nói là phát triển bền vững được. Bà Tâm cho rằng, dự án để lại nhiều hệ lụy cho xã hội thì cần phải xem xét lại.

 Nhiều đại biểu cũng băn khoăn, người dân xây nhà cấp 4 nhưng Thanh tra xây dựng kiểm tra nhiều lần. Ông Trần Trọng Tuấn cho biết việc kiểm tra các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, thanh tra sở có ban hành quy trình xử lý, thông thường mỗi công trình kiểm tra không quá 3 lần. Trường hợp cố tình vi phạm thì tiếp tục kiểm tra thêm để xử lý triệt để.

Cũng liên quan đến lực lượng thanh tra xây dựng, đại biểu Tô Thị Bích Châu đặt câu hỏi trước đây, tin tố giác mà có bằng chứng thì UBND quận huyện sẽ xử lý ngay. Nay tất cả thông tin, quận huyện đều báo về Sở xây dựng, quy trình dài ra thì xử lý khắc phục như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Văn Đạt (Q.Bình Tân) đặt câu hỏi: Sau khi xây dựng, thì phần đất thuộc lộ giới được dùng làm sân trước. Người dân có nhu cầu xây dựng tường rào, cổng rào thì có được cấp phép xây dựng hay không vì theo luật xây dựng mới không cho phép tường rào, cổng rào nằm trong khu vực lộ giới? Ông Trần Trọng Tuấn khẳng định khi chưa thực hiện lộ giới hẻm thì phần đất vẫn thuộc quyền sử dụng của người dân. Để quản lý tài sản, làm đẹp mỹ quan thì vẫn làm được hàng rào bình thường.

Các tin khác