Chưa giàu đã già

(ĐTTCO)-Hôm nay sẽ là một ngày làm việc rất vất vả của các đại biểu Quốc hội, với các thảo luận dày đặc: thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 2016, kế hoạch tái cơ cấu kinh tế, kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư trung dài hạn và đặc biệt là thảo luận về mục tiêu, định hướng sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016 - 2020.

(ĐTTCO)-Hôm nay sẽ là một ngày làm việc rất vất vả của các đại biểu Quốc hội, với các thảo luận dày đặc: thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 2016, kế hoạch tái cơ cấu kinh tế, kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư trung dài hạn và đặc biệt là thảo luận về mục tiêu, định hướng sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016 - 2020.

 

Nợ công tăng nhanh, điều đó không cần bàn cãi. Tuy vẫn trong giới hạn cho phép, nhưng tốc độ gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP thì không phải là chuyện chơi.

Nói mỗi người VN đang phải gánh 1.300 USD nợ công có lẽ chưa đủ để chúng ta hình dung ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng nếu nói, năm 2015 chúng ta bắt đầu bước vào giai đoạn dân số già, với thu nhập đầu người 2.110 USD, “ở tuổi” tương đương Malaysia đang có thu nhập đầu người đạt 10.000 USD, thì chúng ta sẽ thấy tủi thân khi mình “chưa giàu đã vội già”. Người Việt đang phải gánh nợ công tương đương 62,2% thu nhập, trong khi con số này ở các nước trong khu vực chỉ trên dưới 50%.

Viễn cảnh già lại nghèo hơn ông hàng xóm hẳn sẽ khiến mọi người đều lo lắng.

Vấn đề chính của Quốc hội (QH) bây giờ không phải là bàn có đồng ý nâng chỉ tiêu giới hạn nợ Chính phủ/GDP từ mức 50% hiện nay lên mức trần 55% như đề xuất hay không, mà là phải có những cải cách thực chất và kiểm soát được nợ công ở mức cam kết.

Bởi lẽ, việc thực hiện cam kết và tuân thủ kỷ luật ngân sách đang là khâu yếu nhất của chúng ta.

Trong chiến lược quản lý nợ công cũng như trong chiến lược tài chính đến năm 2020, Chính phủ đưa ra mức trần bội chi ngân sách cho năm 2015 là 4,5% GDP, sau đó giảm tiếp về mức 4% GDP cho giai đoạn 2016 - 2020. Nhưng trên thực tế thâm hụt ngân sách năm 2015 theo báo cáo của Chính phủ đã lên đến 6,11% GDP. Điều đáng nói là những con số bội chi ngân sách này không những đã vượt trần bội chi do Chính phủ tự cam kết mà còn vượt trần bội chi do QH giới hạn. Ai phải chịu trách nhiệm cho vấn đề đó? Nếu không làm rõ được thì các con số, các chỉ tiêu khống chế không mấy ý nghĩa.

Một vấn đề nghiêm trọng hơn đó là hàng chục, hàng trăm dự án với mức đầu tư khủng được điểm danh không có khả năng thu hồi vốn, càng hoạt động càng lỗ, thì nợ công không tăng mới lạ.

Để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm trước hết thuộc về QH. QH đã giám sát nhưng lại không thiết lập được cơ chế gắn trách nhiệm đầu tư công với trách nhiệm của một cá nhân.

Nếu hàng loạt dự án đầu tư công không hiệu quả nhưng không quy được trách nhiệm cá nhân nào cả thì mọi giải pháp kiểm soát nợ công hiển nhiên đều vô hiệu.

Các tin khác