Tìm hướng phát triển nông nghiệp bền vững

(ĐTTCO) - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thu về giá trị cao… đang được Trà Vinh và các tỉnh ĐBSCL quan tâm. Thời gian qua, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản (Trường Đại học Trà Vinh) đã nghiên cứu, tìm ra nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, giúp nông dân làm giàu.

(ĐTTCO) - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thu về giá trị cao… đang được Trà Vinh và các tỉnh ĐBSCL quan tâm. Thời gian qua, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản (Trường Đại học Trà Vinh) đã nghiên cứu, tìm ra nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, giúp nông dân làm giàu.

Kết quả khích lệ bước đầu

Ông Nguyễn Văn Nhiên, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh, cho biết: “Nhiều năm nay người dân Trà Vinh thường chăn nuôi bò để tăng thêm thu nhập. Do nhiều gia đình nuôi bò nên lượng thức ăn từ cỏ tự nhiên không đáp ứng đủ, vì vậy phải trồng cỏ trên ruộng hoặc mua rơm về làm thức ăn, khiến giá thành tăng.

Hội thảo sẽ là dịp để các nhà khoa học trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp trao đổi những ý tưởng mới; tìm ra những mô hình sản xuất mới thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời mở rộng liên kết, hợp tác cùng phát triển nền nông nghiệp bền vững.

PGS.TS Phạm Tiết Khánh

Trong lúc nông dân “rối bời” về việc tìm cách giảm chi phí thì được Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh hỗ trợ mô hình nuôi bò bằng phế phẩm đậu phộng mang lại hiệu quả kinh tế cao”. TS. Lâm Thái Hùng, quyền Trưởng khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh, bộc bạch: “Qua nghiên cứu cho thấy trong cây đậu phộng (thân, lá, vỏ) chứa hàm lượng đạm cao, thích hợp để làm thức ăn cho bò. Chúng tôi mang cây đậu phộng sau khi thu hoạch đem về phơi, ủ… rồi cho bò ăn thử, không ngờ đàn bò khoái khẩu với loại thức ăn này”. Nuôi bằng phế phẩm cây đậu phộng chỉ cần 8 tháng bò đạt trọng lượng từ 1,3-1,4 tạ/con, giá khoảng 18 triệu đồng/con, trừ chi phí nông dân lời hơn 3 triệu đồng/con. Một gia đình chỉ cần nuôi 10 con bò hiệu quả không thua 1ha đất lúa.

Cũng quyết tâm vươn lên từ nông nghiệp, ông Đặng Minh Bé, xã Song Lộc, huyện Châu Thành, Trà Vinh, chia sẻ: “Dừa sáp là đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh và là cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, dừa sáp trồng tự nhiên tỷ lệ cho sáp thấp chỉ 20% trở lại, vì vậy nông dân ngại trồng. Gần đây, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản nghiên cứu thành công việc trồng dừa sáp bằng phương pháp cấy phôi, cho tỷ lệ sáp rất cao từ 70-90%. Vì thế tôi mạnh dạn liên kết với Đại học Trà Vinh trồng 200 cây dừa sáp. Đây là mô hình rất hứa hẹn”.

Liên kết phát triển nông nghiệp

Theo TS. Lâm Thái Hùng, ngoài mô hình cấy phôi dừa sáp và nuôi bò hiệu quả bằng phụ phẩm đậu phộng, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản đã thực hiện mô hình sản xuất lúa tiêu chuẩn VietGAP vừa hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường, hiện đang nhân rộng 800ha ở Trà Vinh và Bến Tre. Thực hiện hiệu quả mô hình nuôi chim cút Nhật Bản, mô hình trồng rau an toàn, nuôi lươn cho năng suất cao… Các mô hình này được chuyển giao cho nông dân sản xuất, tăng thu nhập.

TrườngĐại học Trà Vinh nghiên cứu thành công nhân giống dừa sáp bằng phương pháp cấy phôi cho tỷ lệ sáp cao từ 70- 90%.

TrườngĐại học Trà Vinh nghiên cứu thành công nhân giống dừa sáp
bằng phương pháp cấy phôi cho tỷ lệ sáp cao từ 70- 90%.

PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, bộc bạch: “Nông nghiệp là thế mạnh của Trà Vinh và vùng ĐBSCL, vì thế ngay từ ban đầu nhà trường rất quan tâm đầu tư cho Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, xem đây là một trong những khoa mũi nhọn. Thời gian qua, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản luôn đi đầu nghiên cứu nhiều đề tài khoa học. Chỉ riêng năm 2016 đã thực hiện tới 15 đề tài nghiên cứu các cấp, trong đó có cả nghiên cứu hợp tác quốc tế, nhằm tìm ra những mô hình, giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, hỗ trợ nông dân làm giàu”.

Theo PGS.TS Phạm Tiết Khánh, sản xuất nông nghiệp gần đây gặp nhiều bất lợi do thời tiết thất thường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán và xâm nhập mặn gây thiệt hại nặng nề cho cây lúa, cây ăn trái, nuôi thủy sản… Trước nhu cầu bức thiết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cũng như tìm giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, Trường Đại học Trà Vinh phối hợp cùng Viện Nghiên cứu và hợp tác về bảo tồn gen Katki (Hungary) tổ chức hội thảo quốc tế: “Nghiên cứu nông nghiệp cho sự phát triển bền vững”, diễn ra tại Trà Vinh vào ngày 22-9. Hội thảo có sự tham dự của khoảng 200 đại biểu là các nhà khoa học quốc tế đến từ các nước Hungary, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Siera Leone và Việt Nam, các chuyên gia về nông nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước. Hội thảo tập trung tìm các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất giống cây trồng, giống thủy sản chất lượng, thích nghi với biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng bàn giải pháp bảo tồn gen, quản lý môi trường, công nghệ sinh học… 

Các tin khác