Đường đua vào Nhà Trắng (K2): Quý bà và trọc phú

(ĐTTCO) - Cuộc bầu cử năm 2016 là đường đua giữa 2 nhân vật hoàn toàn đối lập nhau: Một bên là quý bà Hillary Clinton, chính khách sừng sỏ có phong cách lịch thiệp nhưng sáo mòn; một bên là tỷ phú Donald Trump, tài phiệt nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc nhưng hứa hẹn những đổi thay mạnh mẽ. Đường đua vào Nhà Trắng (K1): Dai dẳng

(ĐTTCO) - Cuộc bầu cử năm 2016 là đường đua giữa 2 nhân vật hoàn toàn đối lập nhau: Một bên là quý bà Hillary Clinton, chính khách sừng sỏ có phong cách lịch thiệp nhưng sáo mòn; một bên là tỷ phú Donald Trump, tài phiệt nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc nhưng hứa hẹn những đổi thay mạnh mẽ.
Đường đua vào Nhà Trắng (K1): Dai dẳng

Tình thế rối reng

Đa số người dân Hoa Kỳ hiện nay đang rất lo sợ sẽ bị mất việc làm do sự cạnh tranh từ nước ngoài. Một lượng lớn người lo lắng vì họ không thể để ra một khoản tiết kiệm cần thiết nhằm đảm bảo khi nghỉ hưu có thể được sống thoải mái cho đến tuổi già. Một số người đang phải chi trả các khoản bảo hiểm y tế vốn mới phát sinh gần đây do những quy định trong chính sách cải cách được ban hành dưới thời ông Obama.

Người dân Hoa Kỳ có sẵn sàng cho một nữ tổng thống, hay muốn có lãnh đạo là một nhân vật luôn tạo ra những bất ngờ? Sự đối lập của 2 ứng cử viên, cộng với bối cảnh phức tạp của Hoa Kỳ hiện tại, khiến cuộc đua vào Nhà Trắng đầy kịch tính và khó đoán định.

Các quan ngại về khả năng chi trả cho người về hưu và chăm sóc y tế sẽ gây nhiều khó khăn hơn nữa cho việc cải cách phúc lợi, trong khi việc mở rộng các khoản phúc lợi sẽ làm tăng nợ quốc gia tới mức kỷ lục. Những hiệp định tự do thương mại chính phủ đang theo đuổi được cho đã gây ra tình trạng mất việc làm và ngày càng nhận được ít ủng hộ, dù tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng và giúp tăng cường vị thế chiến lược của Hoa Kỳ trên khắp thế giới.

Tâm trạng của người dân Hoa Kỳ có thể làm tăng sự tập trung vào các vấn đề trong nước của các quan chức. Sau những cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, nhiều người dân giờ đây nghi ngờ về những gì Hoa Kỳ có thể đạt được ở nước ngoài. Họ cảm thấy chán ngán với những đồng minh được xem là không chia sẻ gánh nặng chung một cách công bằng, và ngày càng nhiều người tin rằng chính phủ cần phải tập trung ít hơn vào thế giới bên ngoài, thay vào đó cần chú ý hơn tới việc khắc phục các vấn đề trong nước.

Sừng sỏ, nhưng nhiều tỳ vết

Bà Hillary được xem là nữ chính khách sừng sỏ, từng ngồi ở những vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền: Bộ trưởng Ngoại giao thứ 67 (2009-2013); thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang New York (2001-2009). Ngoài ra, vì là vợ của cựu Tổng thống Bill Clinton, nên bà là Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ từ năm 1993-2001, khi ông Clinton làm tổng thống. Trước khi đi vào con đường chính trị, bà Hillary là một luật sư danh tiếng, cũng từng là Đệ nhất phu nhân của tiểu bang Arkansas. Tháng 9-2006, bà Hillary Clinton được đưa vào danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes, ở vị trí thứ 18. Sau khi hết nhiệm kỳ ngoại trưởng, bà Clinton cùng với chồng trở thành những diễn giả nổi tiếng, kiếm hàng triệu USD từ việc diễn thuyết. Ngoài ra, 8 năm trước bà Clinton cũng đã ra tranh cử tổng thống và gần đạt tới đích, vì thế lần này bà được đảng Dân chủ tiến cử không phải là điều đáng ngạc nhiên. Bà Clinton có nhiều kinh nghiệm chính trường vì từng là thượng nghị sĩ, là người đứng đầu ngành ngoại giao nên am hiểu tình hình quốc tế và có quen biết, kinh nghiệm làm việc với lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, chính những năm tháng đứng đầu ngành ngoại giao đã mang lại cho bà Clinton không ít tai tiếng, trong đó lớn nhất là bê bối liên quan đến thư điện tử (email). Tháng 3-2015, Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Clinton đã sử dụng tài khoản thư điện tử qua máy chủ của tư nhân khi thi hành công vụ suốt nhiệm kỳ Ngoại trưởng của bà. Một số chuyên gia, viên chức, thành viên quốc hội, chính trị gia cho rằng việc bà sử dụng phần mềm nhắn tin và máy chủ tư nhân là vi phạm quy định của Bộ Ngoại giao và luật liên bang về quản lý dữ liệu. Ngày 5-7-2016, FBI thông báo kết luận của cuộc điều tra, cho biết bà Clinton đã gởi và nhận 110 thư điện tử được bảo mật vào thời điểm ấy. Họ cũng phát hiện Clinton đã sử dụng thư điện tử cá nhân bên ngoài Hoa Kỳ. Điều đáng nói, trước đó bà Clinton khẳng định không hề lưu giữ thông tin bảo mật trong máy chủ thiết lập tại nhà. Dù Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch xác nhận sẽ đóng lại cuộc điều tra và không có cáo buộc nào với bà Clinton, nhưng dân chúng vẫn xem bà như một kẻ dối trá.

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa hết, hiện FBI đang khẩn trương điều tra mối quan hệ qua lại giữa những khoản đóng góp tự nguyện vào Quỹ Hillary Clinton với những hợp đồng ký kết với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thời gian bà vừa đứng đầu quỹ này vừa đứng đầu Bộ Ngoại giao. Một số quan chức FBI ngờ rằng nhiều nhân vật đóng góp cho Quỹ Hillary Clinton đã được hưởng không ít lợi ích nhờ mối quan hệ thân quen với Bộ Ngoại giao. Ngoài ra, những chính sách bà Clinton hứa hẹn trong cuộc tranh cử được xem không mấy đột phá so với chính phủ Obama, vốn cùng đảng Dân chủ với bà.

Cuộc đua giữa bà Clinton và ông Trump ngày càng gay cấn.

Cuộc đua giữa bà Clinton và ông Trump ngày càng gay cấn.

Non nớt nhưng nhiều “lửa”

Trái ngược với bà Clinton, ông Trump chưa bao giờ tham gia chính trường mà chỉ có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, với những thành công nhờ đầu tư nhà đất, những chương trình quảng bá thương mại, show truyền hình... Tệ hơn, ông còn là người cục súc với những phát ngôn gây sốc, những lời lẽ thóa mạ gây đụng chạm hay làm mất lòng một số người, nhiều khi bị chỉ trích là điên khùng. Nhưng đa số cử tri Cộng hòa đã tin tưởng và tín nhiệm ông. Với ứng cử viên Clinton được xem như có chủ trương tiếp nối chính sách hiện thời của Tổng thống Obama, hiện tượng Donald Trump được đánh giá là sự đột phá trong tương lai. Tâm lý cử tri Hoa Kỳ qua việc bầu chọn ông Trump ở vòng sơ bộ, cho thấy nhiều người đã chán ngán với sinh hoạt chính trị nhiều bế tắc ở thủ đô Washington và muốn có những thay đổi sâu xa từ gốc rễ. Donald Trump chính là người được nhiều cử tri mong đợi.

Tuy Donald Trump thiếu kinh nghiệm chính trường, nhưng nhìn lại lịch sử Hoa Kỳ trong nửa thế kỷ qua, từ thời John F. Kennedy làm tổng thống, tâm lý cử tri Hoa Kỳ không muốn thấy một tổng thống từ một đảng nắm quyền quá lâu. Trong hơn nửa thế kỷ qua chỉ có Đảng Cộng hòa nắm quyền 3 nhiệm kỳ liên tục. Ông Trump được ưa thích có thể vì yếu tố là người “mới toanh”, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều đột phá. Ngoài ra, ông cũng được kỳ vọng vì đã cho thấy sức chiến đấu mạnh mẽ trong thời gian diễn ra các cuộc bầu cử sơ bộ. Lúc đầu ông không được coi là một ứng viên nặng ký, nhưng về sau đã tổ chức được một chiến dịch tranh cử đầy hiệu quả và nhờ đó đã chiến thắng. Người ta cũng kỳ vọng một đất nước dưới sự lãnh đạo của một tỷ phú nổi tiếng với những cú đầu tư ngoạn mục có thể mang lại sức sống mới cho nền kinh tế.

Các tin khác