Đầu tư 1,9 triệu USD đòi bồi thường thiệt hại 37 tỷ đồng

(ĐTTCO) - Liên quan đến việc chậm thực hiện hỗ trợ Công ty Apec do sự cố công nhân biểu tình, đập phá nhà xưởng phản đối dàn khoan 981 vào tháng 5 - 2014, trong cuộc làm việc mới đây giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Bộ KH&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ mời tỉnh Bình Dương ra làm việc, Công ty Apec ra xem xét lại toàn bộ sự việc trong tuần tới.

(ĐTTCO) - Liên quan đến việc chậm thực hiện hỗ trợ Công ty Apec do sự cố công nhân biểu tình, đập phá nhà xưởng phản đối dàn khoan 981 vào tháng 5 - 2014, trong cuộc làm việc mới đây giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Bộ KH&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ mời tỉnh Bình Dương ra làm việc, Công ty Apec ra xem xét lại toàn bộ sự việc trong tuần tới.

 

Về công tác thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho Công ty Apec, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho hay, Công ty Apec là DN 100% vốn Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư 1,9 triệu USD, hoạt động trong ngành may mặc ở Bình Dương. Liên quan đến sự cố tháng 5 - 2014, DN kê khai thiệt hại lên đến 37 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bảo hiểm Xã hội đã thực hiện đền bù cho công ty 13 tỷ đồng, còn lại 24 tỷ công ty đang đề nghị hỗ trợ tiếp.

Nhưng để có thể có biện pháp hỗ trợ tiếp theo phải xác định được giá trị thiệt hại, cũng như căn cứ vào chủ trương chỉ đạo của Chính phủ. Hiện DN đang nợ tiền bảo hiểm 73 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp 1,3 tỷ đồng, DN đề nghị được trừ tiền này. Tỉnh Bình Dương đã có chủ trương hỗ trợ chuyện đó, tuy nhiên trong gói đề xuất hỗ trợ của DN còn 24 tỷ đồng nên phải xác định được giá trị thiệt hại, trên cơ sở giá trị thiệt hại mới biết phần nào DN bảo hiểm chi trả, phần nào nhà nước hỗ trợ, phần nào DN tự chịu.

Hiện giá trị thiệt hại của DN, theo chỉ đạo của Thủ tướng là giao cho các địa phương có sự cố xảy ra phải tự làm việc với DN, cùng các cơ quan liên ngành thuế, hải quan… để xác định chính xác thiệt hại. Riêng tại Bình Dương trường hợp Công ty Apec chưa xác định được giá trị thiệt hại nên chưa hỗ trợ đầy đủ cho DN.

Cục Đầu tư nước ngoài đã làm việc với đầu mối ở dưới tỉnh nhưng chưa xác định được. Trong tháng 8, Bộ tiếp tục có văn bản đề nghị tỉnh xác định thiệt hại nhưng giờ vẫn chưa nhận được văn bản nào của tỉnh Bình Dương. “Do không xác định được thiệt hại nên không thể có giải pháp kiến nghị giải quyết vì phải dựa trên mức độ thiệt hại. Bộ đã báo cáo lại Văn phòng Chính phủ, chậm nhất tuần sau sẽ tổ chức cuộc họp tìm giải pháp hỗ trợ thiệt hại, không chờ nữa. Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính phối hợp với nhau tốt, nhưng riêng xác định thiệt hại thì địa phương phải làm, nhưng giờ địa phương chưa báo cáo lên, nên các bộ bị chậm lây” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết thêm, thiệt hại liên quan sự kiện giàn khoan 981 ở Biển Đông, trên cơ sở vụ việc Chính phủ giao cho các địa phương chủ trì. Đúng là DN đăng ký có 1,9 triệu USD mà đề xuất đền bù 37 tỷ đồng, bảo hiểm đã đền bù 13 tỷ đồng. Danh sách các DN thuộc diện đền bù có 71 trường hợp, đây là DN nằm trong nhóm 71 DN FDI kiến nghị Chính phủ đề nghị được đền bù. Thời gian tới, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính sẽ mời tỉnh Bình Dương ra làm việc, mời Công ty Apec ra xem xét lại toàn bộ sự việc. Trên cơ sở có chứng lý rõ ràng giá trị thiệt hại.

Liên quan đến 71 trường hợp DN FDI, đây là nhiệm vụ quan trọng, giờ phải có sự phối kết hợp cả Bộ Tư pháp, Tài chính, KH&ĐT để phân công xử lý. Loại thứ nhất DN kiện chúng ta, có 3 - 4 vụ kiện lớn, loại thứ hai DN khiếu nại, thứ ba các DN đề nghị, kiến nghị. Xử lý hỗ trợ cho 71 DN FDI rất quan trọng vì nó liên quan đến môi trường đầu tư nước ngoài, quyền trách nhiệm đơn vị, giải quyết không khéo liên quan đến quốc tế. Nguyên nhân chính là do chính sách pháp luật thời điểm xảy ra rất lỏng lẻo, việc xử lý thiếu chặt chẽ, dẫn đến hậu quả sau này.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Các tin khác