Chất lượng sống tốt gồm những tiêu chí gì?

(ĐTTCO)-TPHCM đang xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt. Xin giới thiệu một số tiêu chí là gợi ý của Thạc sĩ Lê Văn Thành, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa - Xã hội, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM.

(ĐTTCO)-TPHCM đang xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt. Xin giới thiệu một số tiêu chí là gợi ý của Thạc sĩ Lê Văn Thành, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn hóa - Xã hội, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM.

 

Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu “các thành phố sống tốt” và có thể ứng dụng tại TPHCM. Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cũng là đơn vị được UBND TPHCM “đặt hàng” nghiên cứu xây dựng và lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân đóng góp để hoàn chỉnh bộ tiêu chí xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt của TPHCM.

“Thành phố sống tốt” của thế giới là một khái niệm không chính thức được đưa ra theo một danh sách căn cứ vào các cuộc điều tra thường niên về điều kiến sống, chất lượng cuộc sống, tiêu biểu là 3 cuộc điều tra: Monocle’s “Most Livable Cities Index”, the Economist Intelligence Unit’s “Livability Ranking and Overview” và “Mercer Quality of Living Survey”. Các quốc gia có các thành phố ở tốp 10 là Áo, Thụy Điển, Đức, Thụy Sĩ, Australia và Canada.

Theo Giáo sư Michael Douglass, nhà nghiên cứu về đô thị, người đã đưa ra khái niệm “livability” và “livable cities”. Ông đã có một số công trình nghiên cứu về Việt Nam như “Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam”, “So sánh tính ưu việt của một số thành phố lớn ở Đông Nam Á trong đó có TPHCM theo hệ thống tiêu chí của Livability”. Khái niệm “livability” cũng khó dịch ra tiếng Việt cho đúng nguyên nghĩa, ở đây tạm dịch là “sống tốt”.

Nó không chỉ là “phát triển bền vững”, một khái niệm lâu nay vẫn thường dùng phổ biến ở Việt Nam, vốn dĩ đặt nặng vấn đề môi trường. Nội hàm của khái niệm này đề cập đến 3 thành tố quan trọng, đó là: Môi trường tự nhiên tốt; môi trường sống đô thị; sự phát triển bản thân con người trên bình diện cá nhân và khả năng tiếp cận dịch vụ và hàng hóa.

Trong báo cáo nghiêu cứu về “Thành phố sống tốt” và “Thành phố văn minh hiện đại nghĩa tình” của Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, thì “hệ thống tiêu chí thành phố sống tốt theo Giáo sư Michael Douglass có 4 nhóm và 20 tiêu chí. Hệ thống tiêu chí chất lượng sống của Mercer có 10 nhóm và 39 tiêu chí. Hệ thống tiêu chí sống tốt, văn minh, hiện đại của TPHCM có 7 nhóm và 38 tiêu chí cấp 1”.

Hệ thống tiêu chí TPHCM có chất lượng cuộc sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình có ý nghĩa quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển của thành phố trong những năm tiếp theo, là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền thành phố.

Hệ thống chỉ tiêu này đã bao gồm hầu hết các nhóm yếu tố về thành phố sống tốt và chất lượng cuộc sống của các thành phố tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, để hệ thống các tiêu chí này ngày càng trở nên hiện thực, mang tính khả thi cao hơn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp, của toàn bộ hệ thống chính trị; đặc biệt là sự ủng hộ, đồng lòng của người dân TPHCM trong quá trình xây dựng TPHCM trở thành thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Công ty Tư vấn Mercer (Human Resource consulting) có trụ sở tại New York (Mỹ), là đơn vị tư vấn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như nguồn nhân lực, tài chính… Đặc biệt, trong việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống của các thành phố trên thế giới, Mercer là công ty đánh giá thuộc loại có uy tín nhất. Hàng năm, Mercer đều công bố bảng xếp hạng của các thành phố theo 39 tiêu chí của mình.

Hà Nội và TPHCM đều xuất hiện trong bảng xếp hạng của Mercer với vị trí không khả quan. 2005, Hà Nội được 60 điểm, xếp thứ 155/215, TPHCM được gần 62 điểm, xếp 148/215. 10 năm sau, vào năm 2015, thứ tự cũng không được cải thiện, TPHCM ở vị trí 153/230 và Hà Nội là 154/230 thành phố có chất lượng sống tốt trên thế giới. Thực tế đó đã được lãnh đạo TPHCM quan tâm, đề nghị nghiên cứu và từ đó có chủ trương xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt.

Các tin khác