Lo ngại Abenomics

(ĐTTCO) - Những số liệu vừa được công bố cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong quý II rất chậm chạp và thấp hơn so với những dự đoán trước đó. Điều này làm dấy lên những lo ngại về nỗ lực của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy yếu.

(ĐTTCO) - Những số liệu vừa được công bố cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong quý II rất chậm chạp và thấp hơn so với những dự đoán trước đó. Điều này làm dấy lên những lo ngại về nỗ lực của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy yếu.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, GDP của nước này trong quý II chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 0,4-0,7% được các chuyên gia đưa ra trước đó. Các nhà chức trách nước này cho rằng tình trạng suy giảm của các nền kinh tế lớn khác cùng với việc đồng yen tăng giá và chi tiêu tư nhân yếu ớt đã dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Chỉ số tiêu dùng tư nhân vốn chiếm tới 60% GDP Nhật Bản trong quý trên chỉ tăng 0,2%, trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm 1,5% sau khi tăng 0,1% ở quý trước. Ngày 2-8, chính phủ Nhật Bản đã thông qua kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 28.100 tỷ yen (tương đương 266 tỷ USD). Số tiền này sẽ được dùng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện kết cấu dân số, trợ cấp cho nhóm người có thu nhập thấp, huy động tài chính lãi suất thấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể bị ảnh hưởng do việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), cũng như hỗ trợ các địa phương tái thiết sau thiên tai động đất, trong đó có Kumamoto và các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản hồi năm 2011.

Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng dùng gói kích thích kinh tế mới và chính sách nới lỏng tiền tệ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định thực hiện, sẽ đẩy nhanh việc thực hiện Abenomics, làm cho nền kinh tế đất nước đẩy lùi tình trạng giảm phát. Nhưng mong muốn này rất có thể một lần nữa không thực hiện được. Trước hết, nguồn tiền cho gói kích thích kinh tế mới rất khó đảm bảo. Xét bề ngoài, đây là gói kích thích có quy mô lớn thứ 3 được chính phủ Nhật Bản đưa ra kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Nhiều lo ngại về kinh tế Nhật Bản đang suy yếu.

Nhiều lo ngại về kinh tế Nhật Bản đang suy yếu.

Tuy nhiên trong số 28.100 tỷ yen này, khoảng 7.500 tỷ yen do BoJ và ngân sách địa phương trực tiếp chi, khoản vay và đầu tư tài chính khoảng 6.000 tỷ yen, và hơn một nửa số tiền còn lại khoảng 14.600 tỷ yen sẽ lấy từ các tổ chức tài chính và khu vực đầu tư tư nhân. Trong 7.500 tỷ yen BoJ và ngân sách địa phương trực tiếp chi có 4.000 tỷ yen từ ngân sách bổ sung lần thứ 2 năm tài khóa 2016, số còn lại 3.500 tỷ yen từ dự toán ngân sách năm tài khóa 2017.

 Tình hình tài chính Nhật Bản vốn dĩ giật gấu vá vai, nợ chính phủ vượt trên 1 triệu tỷ yen, khoảng 2,32 lần GDP cả nước, trong khi thặng dư tài khoản tài chính năm 2015 chỉ có 254,4 tỷ yen. Vì vậy, để bù vào lỗ hổng tài chính, đảm bảo gói kích thích kinh tế mới có thể được thực thi, chính phủ Nhật Bản sẽ phát hành 3.000 tỷ yen trái phiếu chính phủ với hình thức trái phiếu xây dựng, nhưng điều này chắc chắn sẽ dẫn tới tình hình tài chính xấu hơn nữa, làm cho mục tiêu thực hiện thặng dư cán cân tài chính vào năm 2020 khó khăn hơn. Thứ hai, nội dung cụ thể của gói kích thích kinh tế mới cũng cần đặt câu hỏi. Trong khoảng 13.500 tỷ yen do BoJ và ngân sách địa phương trực tiếp chi cũng như khoản vay và đầu tư tài chính, sẽ có gần một nửa 6.200 tỷ yen sẽ được sử dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, để kích thích tiêu dùng cá nhân, chính phủ Nhật Bản còn chuẩn bị hỗ trợ cho 22 triệu người có thu nhập thấp với mức 15.000 yen/người.

Mặc dù chính quyền Shinzo Abe tuyên bố gói kích thích kinh tế mới nhằm thực hiện “đầu tư hướng đến tương lai”, nhưng lại cho cảm giác là chỉ theo đuổi quy mô bề ngoài mà không chú trọng nội dung thực tế.

(Tổng hợp)

Các tin khác