Pokémon Go thúc đẩy AR trong kinh doanh

(ĐTTCO) - Các thương hiệu đang nắm bắt tăng cường thực tế ảo (AR), công nghệ đằng sau game Pokémon Go đang nổi đình đám khắp thế giới từ khi được nhà phát triển game Niantic tung ra đầu tháng 7.

(ĐTTCO) - Các thương hiệu đang nắm bắt tăng cường thực tế ảo (AR), công nghệ đằng sau game Pokémon Go đang nổi đình đám khắp thế giới từ khi được nhà phát triển game Niantic tung ra đầu tháng 7.

Hãng theo dõi ứng dụng Sensor Tower cho biết người dùng Pokémon Go dành trung bình 26 phút 5 giây chơi Pokémon Go mỗi ngày, vượt cả mạng xã hội được yêu thích nhất Facebook. Sự lan truyền và yêu thích, 2 yếu tố mọi nhà tiếp thị thương hiệu nhắm đến, đều có ở Pokémon Go. Không chỉ hãng Nintendo và nhà phát triển Niantic là những người thắng lớn trong hiện tượng Pokémon Go, tăng sức mạnh cho công nghệ tăng cường thực tế ảo (AR), hay tương tác ảo, công nghệ nền tảng của game này.

AR đã có từ lâu trước khi phần lớn người chơi Pokémon Go nhận ra, nhưng đã hạn chế phát triển ứng dụng do bài toán chi phí - hiệu quả. Hầu hết sản phẩm ứng dụng công nghệ AR được phát triển trong những năm 2000, tăng nhanh trong 5 năm qua với dự án Google Glass và gần đây hơn phiên bản nhà phát triển cho thiết bị đeo đầu HoloLens của Microsoft. Với chi phí hiện ở mức có thể đem lại hiệu quả tốt hơn, và sự lan truyền cùng yêu thích Pokémon Go hay một ứng dụng AR khác là Snapchat cho thấy lượng người dùng lớn, công nghệ AR đang tăng tốc thành một công cụ mạnh cho kinh doanh, đặc biệt cho tiếp thị.

Hãng Digi-Capital dự đoán ngành công nghiệp AR sẽ có giá trị 120 tỷ USD vào năm 2020. Hãng bán lẻ đồ nội thất IKEA từng ứng dụng công nghệ AR khi ra mắt catalog 2014, một ứng dụng AR trên thiết bị di động, cho phép khách hàng xem trước các món đồ nội thất phù hợp nhà riêng của họ như thế nào trước khi quyết định mua. IKEA cho biết, ứng dụng AR này đã được tải về 8,5 triệu lần và giúp hãng tăng hiệu quả kinh doanh.

Hiện tượng Pokémon Go gia tăng sức mạnh cho công nghệ tăng cường thực tế ảo (AR).

Hiện tượng Pokémon Go gia tăng sức mạnh cho công nghệ tăng cường thực tế ảo (AR).

Rồi Pepsi, vào năm 2014 đã lắp tại một trạm xe buýt ở London một màn hình AR trông như một cửa sổ bình thường, với các camera ẩn ghi nhận phản ứng của mọi người khi "cửa sổ" cho thấy cảnh một tiểu hành tinh đáp xuống vỉa hè. Video kết quả ghi nhận hơn 2 triệu lượt xem và 24.000 lượt chia sẻ chỉ trong 7 ngày đầu tiên, gắn liền hình ảnh thương hiệu Pepsi với hành động và phiêu lưu. "Chức năng thú vị nhất AR cho phép là khả năng kết nối thế giới kỹ thuật số và thế giới thực" - theo Magnus Jern, Chủ tịch hãng giải pháp ứng dụng di động DMI International.

Một khách hàng của DMI International là nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới AB InBev, đã thu được kết quả lớn từ một chiến dịch ứng dụng AR, đưa bóng đá tới các quán bar và tăng sự yêu thích của khách hàng thông qua ứng dụng Jupiler, cho người uống bia kích hoạt một avatar AR để có thể tham gia các cuộc thi và giành giải thưởng. Hugo Hanselmann, Giám đốc toàn cầu AB InBev phụ trách kết nối kỹ thuật số trong chiến dịch Jupiler, cho biết: "Thu hẹp khoảng cách thế giới thực và thế giới kỹ thuật số là một thách thức lớn cho các nhà tiếp thị và AR có thể giúp giải quyết vấn đề này. AR là một công cụ tuyệt vời để tăng doanh thu bán lẻ, cả khi tham gia ban đầu hạn chế".

Tại Bồ Đào Nha, nhà sản xuất xe hơi KIA sử dụng phần mềm AR của công ty khởi nghiệp boomApp ở London để tạo một chiến dịch offline-to-online hấp dẫn cho sự ra mắt mẫu xe Sportage. Từ đầu đến cuối của cuộc thi, số người dùng tham gia đã tăng đến 300%, giúp thương hiệu gia tăng sự yêu thích của khách hàng. Salvador Pinto, Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số tại KIA, cho biết: "Kết quả thật tuyệt vời và chúng tôi sẽ mở rộng công nghệ này trong tương lai cho các chiến dịch sản phẩm khác. Không phải tất cả người dùng biết những ưu điểm chính của việc sử dụng AR, vì vậy quảng bá là điều quan trọng".

Các tin khác