Cần rõ ràng quỹ phát triển du lịch

Thực ra lâu nay, nhiều cơ quan thông tấn và doanh nghiệp lữ hành đã lên tiếng về những bất cập ngành du lịch như vấn đề về quy hoạch, xúc tiến du lịch quốc gia, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực… nhưng cho đến nay luôn trong tình trạng dang dở, không hiệu quả. Đơn cử trong hoạt động xúc tiến, ngành du lịch đưa ra dẫn chứng đầu tư xúc tiến du lịch Việt Nam ít hơn so với các quốc gia khác, ngay cả trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng số tiền xúc tiến ít ỏi đó lại bị xé lẻ về nhiều đầu mối, từ Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch tới các địa phương… Các hoạt động vẫn chủ yếu mang tính “mạnh ai nấy làm”. Chính vì vậy khi “mang chuông đi đánh xứ người”, sản phẩm du lịch Việt Nam thường thiếu thương hiệu du lịch quốc gia, bản sắc và thiếu sản phẩm đặc trưng.

(ĐTTCO) - Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo thành lập Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch. Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ cấp ban đầu khoảng 200-300 tỷ đồng, sau đó quỹ sẽ sử dụng một phần từ nguồn lệ phí thị thực nhập cảnh, tham quan, khoản đóng góp của các doanh nghiệp du lịch, các chủ thể hưởng lợi từ du lịch và các nguồn khác.

Thực ra lâu nay, nhiều cơ quan thông tấn và doanh nghiệp lữ hành đã lên tiếng về những bất cập ngành du lịch như vấn đề về quy hoạch, xúc tiến du lịch quốc gia, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực… nhưng cho đến nay luôn trong tình trạng dang dở, không hiệu quả. Đơn cử trong hoạt động xúc tiến, ngành du lịch đưa ra dẫn chứng đầu tư xúc tiến du lịch Việt Nam ít hơn so với các quốc gia khác, ngay cả trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng số tiền xúc tiến ít ỏi đó lại bị xé lẻ về nhiều đầu mối, từ Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch tới các địa phương… Các hoạt động vẫn chủ yếu mang tính “mạnh ai nấy làm”. Chính vì vậy khi “mang chuông đi đánh xứ người”, sản phẩm du lịch Việt Nam thường thiếu thương hiệu du lịch quốc gia, bản sắc và thiếu sản phẩm đặc trưng.

Do vậy việc thành lập Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch là cần thiết trong điều kiện quốc gia chưa có một chính sách, biện pháp cụ thể cũng như chưa quy định về ngân sách cho quảng cáo, xúc tiến, đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Tuy nhiên, qua tham khảo ý kiến một số doanh nghiệp trong ngành lữ hành cho thấy nhiều băn khoăn. Thứ nhất, với một quỹ hỗ trợ lớn, nhiều hoạt động cần hỗ trợ, ai sẽ là đầu mối thực hiện và việc phân chia, giám sát như thế nào? Cơ chế đánh giá hiệu quả của quỹ hỗ trợ này sẽ do đơn vị nào thực hiện? Thứ hai, đối với vấn đề phát triển quỹ, 300 tỷ đồng do ngân sách cấp là nguồn vốn ban đầu, để duy trì quỹ trong dự thảo luật đề cập đến sự đóng góp tự nguyện từ các đơn vị kinh doanh, tổ chức cá nhân. Yếu tố tự nguyện này mang tính xã hội hóa, vậy có đảm bảo tính bền vững? Đặc biệt, phương án trích nguồn thu từ khách du lịch, thu từ vé tham quan sẽ phải cân nhắc. Bởi với nguồn thu từ khách du lịch, nếu theo khách đi tour sẽ tăng áp lực cho doanh nghiệp lữ hành trong việc báo giá, chi phí. Nếu khách đi du lịch tự do, đâu sẽ là đầu mối để quản lý và thu nguồn thu này, thu từ sân bay, khách sạn hay địa phương? Nếu trích quỹ từ vé tham quan nên tính mức bao nhiêu, có cơ chế loại trừ cho khách đi du lịch theo đoàn, và có nên áp dụng với mọi điểm thăm quan… Đặc biệt, đối với việc tài trợ, đóng góp tự nguyện nên chăng cho phép trừ vào thuế thu nhập (của cá nhân hoặc doanh nghiệp), không nên quy định thu từ các hoạt động kinh doanh vì sẽ tạo ra một hình thức tương tự tăng thuế hay tạo ra một sắc thuế mới.

Kinh nghiệm của Thái Lan, Singapore và một số nước khác, họ lấy kinh phí này từ doanh thu hoạt động du lịch, tỷ lệ từ 5-10%. Doanh thu càng lớn kinh phí cho xúc tiến du lịch càng cao và ngược lại. Những năm 1988-1990, Việt Nam cũng đã thành lập Quỹ tài chính tập trung của ngành du lịch. Nguồn thu của quỹ này lấy từ 10% phí phục vụ của các khách sạn trong toàn ngành. Quỹ này được chi cho 4 mục đích:  tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch; hợp tác quốc tế; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ nhân viên của ngành; quỹ khen thưởng. Ban đầu, quỹ giúp tái đầu tư cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá từ đó làm tăng doanh thu ngành du lịch. Nhưng do cơ chế tách nhập các bộ, ngành nên không có đơn vị quản lý đã phải hủy.

Các tin khác