Nguy cơ chiến tranh Mỹ -Trung (K1): Không thể tránh khỏi?

Trước những xung đột về hàng hải, chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cho đến nay có rất nhiều chuyên gia tin rằng một cuộc chiến tranh giữa 2 siêu cường này là điều khó tránh khỏi. Thậm chí, một số tin rằng chiến tranh đã bí mật diễn ra.

(ĐTTCO) - Từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về sự phi pháp của Đường lưỡi bò do Trung Quốc đơn phương dựng nên, tình hình trên biển Đông ngày một căng thẳng. Mới đây nhất, Tân Hoa xã trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi quân đội, cảnh sát và toàn dân chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh trên biển” để bảo vệ toàn vẹn đất nước.

Trước những xung đột về hàng hải, chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cho đến nay có rất nhiều chuyên gia tin rằng một cuộc chiến tranh giữa 2 siêu cường này là điều khó tránh khỏi. Thậm chí, một số tin rằng chiến tranh đã bí mật diễn ra.

Sự ngang ngược của Trung Quốc

Trong khi thị sát một căn cứ quân sự ở tỉnh Chiết Giang gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cảnh báo các tướng lĩnh về tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt các mối đe dọa trên biển. “Quân đội, các lực lượng thực thi luật pháp và toàn thể công dân Trung Quốc phải sẵn sàng cho một lệnh tổng động viên trong một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển.

 Khi nền kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, họ Tập chịu áp lực gia tăng trong nước nên phải tìm cách khác để chứng minh sự tiến bộ của Trung Quốc dưới triều đại lãnh đạo của ông. Trong khi đó quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên biển Đông sau hơn 1 thế kỷ dưới sự thống trị nước ngoài đang khẳng định vai trò này. Tuy nhiên, nếu không làm được như vậy, các nhà phân tích tin rằng quyền lực của ông Tập sẽ bị đe dọa.

Công chúng cần được giáo dục về các vấn đề quốc phòng, vì chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ có nguy cơ” - ông Thường nói. Trước đó, trong một cuộc họp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cuối tháng trước, ông Thường khẳng định “PLA hùng mạnh với 2,3 triệu binh lính tuyệt đối tự tin vào khả năng giải quyết các mối đe dọa an ninh và hành động khiêu khích”.

Mới đây ngày 2-8, Tòa án tối cao của Trung Quốc (SPC) đã ban hành một quy định ngang ngược, khẳng định quyền tài phán của nước này với lãnh thổ và lãnh hải bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ). SPC cảnh báo công dân cũng như người nước ngoài sẽ bị truy trách nhiệm hình sự đối với các hành vi, như đánh bắt trái phép hoặc giết chết động vật hoang dã đang bị đe dọa trong khu vực. SPC cảnh cáo bất kỳ tàu thuyền đánh cá không chịu rời khỏi vùng biển của Trung Quốc, hay đánh bắt cá trái phép hơn 1 lần trong 1 năm sẽ bị phạt tiền, thủy thủ đoàn có thể bị tù giam 1 năm.

Quy định của SPC khiến những nước trong khu vực cảm thấy quyền lợi bị đe dọa, vì nó không nói rõ những vùng biển nào thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Một quan chức chịu trách nhiệm giải thích các vấn đề liên quan của SPC hôm 2-8 đã ngang nhiên tuyên bố với Tân Hoa xã rằng, quyền tài phán của nước này đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, bãi cạn Scarborough, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) cùng những vùng biển lân cận là “không bị gián đoạn”. Giới quan sát cho rằng cách diễn giải này nhiều khả năng nhằm tạo cơ sở để Bắc Kinh đối phó với các chiến dịch tự do hàng hải Hoa Kỳ từng nhiều lần thực hiện ở Biển Đông.

Xung đột nhiều cấp độ

Ở một cấp độ, xung đột giữa Bắc Kinh và Washington là tranh chấp về lãnh thổ. Bắc Kinh khẳng định gần như toàn bộ biển Đông, gồm các đảo, rạn san hô và đá ngầm đến cá và năng lượng dự trữ dưới nước... trong lịch sử đã thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ xem biển Đông là vùng biển quốc tế, ít nhất cho đến khi những tranh chấp của các nước liên quan được giải quyết. Đồng thời Washington cho rằng chỉ có Hải quân Hoa Kỳ mới đáng tin cậy trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này, với những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Trung Quốc tuyên bố rằng chủ quyền của họ trên biển Đông đã tồn tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, lịch sử ghi lại những tranh chấp hiện nay chỉ xuất hiện khoảng 130 năm trước, khi nhiều nước châu Âu đi qua đường biển này. Hơn 1 thế kỷ sau đó, vùng biển này hình thành một phần của Đông Dương thuộc Pháp, sau đó là đế chế Thái Bình Dương của Nhật Bản, và sau Thế chiến thứ II, Hải quân Hoa Kỳ có vai trò như nước quản lý vùng biển này. Và trong những năm 1970, các mỏ dầu và khí đốt đã được phát hiện dưới đáy biển, khiến Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có yêu sách với khu vực. Mới đây, Tòa Trọng tài quốc tế đã tuyên bố yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông là hoàn toàn phi pháp và vô căn cứ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bất chấp và khăng khăng áp đặt quan điểm của mình, càng làm thổi bùng những căng thẳng.

Ở cấp độ lớn hơn, xung đột xoay quanh sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc trong khu vực và đe dọa sự kiểm soát của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương. Nó cũng liên quan đến những xung đột với hệ thống các quy tắc quốc tế và các định chế Washington và các đồng minh tạo ra sau thế chiến thứ II. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần phàn nàn hệ thống này ủng hộ Hoa Kỳ trong khi ngăn chặn Bắc Kinh vươn lên như là thế lực thống trị ở châu Á.

Vụ nổ lớn đã xảy ra ở Thiên Tân 1 ngày sau khi Trung Quốc phá giá NDT vào tháng 8-2015.

Vụ nổ lớn đã xảy ra ở Thiên Tân 1 ngày sau khi Trung Quốc phá giá NDT vào tháng 8-2015.

Chiến tranh đã nổ ra?

Tháng 9-2015, nhà phân tích Mike Adams của Natural News cho rằng, một cuộc chiến ngầm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu. Adams đưa ra những lý lẽ cho nhận định của mình. Thứ nhất, những vụ nổ đáng ngờ liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đầu tiên là vụ nổ lớn đã xảy ra ở Thiên Tân 1 ngày sau khi Trung Quốc phá giá NDT, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Vài tuần sau đó, vụ nổ khác xảy ra ở 1 kho đạn dược và hóa chất của Hoa Kỳ. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy nhiều khả năng đó là sự phá hoại hơn là tai nạn. Thứ hai, ngày 2-9-2015, 5 tàu hải quân Trung Quốc lần đầu tiên được phát hiện cách bờ biển Alaska của Hoa Kỳ 12 hải lý. Và cuối cùng, trong lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng năm 2015, Trung Quốc đã phô diễn sức mạnh quân sự quá mức cần thiết, trong đó có việc khoe tên lửa Đông Phong 21D được cho là có khả năng nhấn chìm tàu sân bay chỉ bằng 1 cú bắn.

Trước khi Tòa Trọng tài có phán quyết về Đường lưỡi bò, giới quan sát đã dự báo khi nhận được phán quyết bất lợi, Trung Quốc sẽ gia tăng các hành vi phi pháp, chẳng hạn đẩy mạnh các hoạt động cải tạo đảo, áp đặt các lệnh cấm xâm nhập và đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp... Và điều đó đang diễn ra. Điều này tạo xung đột với Hoa Kỳ khi các lực lượng Trung Quốc có thể sẽ kiểm soát các chuyến bay do thám của Lầu Năm góc. Hoặc họ có thể làm cái gì đó thậm chí còn khiêu khích hơn. Khi đó, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng cảnh báo Trung Quốc rằng các biện pháp như vậy sẽ thúc đẩy sự phản ứng đáng kể của Hoa Kỳ, bao gồm cả hành động quân sự.

(còn tiếp)

Các tin khác