Venezuela chao đảo, Cuba lao đao

Cách nay 1 năm, người dân đảo quốc này rất hưng phấn khi nhà nước tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, niềm hy vọng về sự phục hồi kinh tế ở Cuba đã phai mờ và ngày càng nhiều người tỏ ra thất vọng. Văn phòng Chính phủ nay đóng cửa sớm. Tòa nhà này đã mở cửa sổ và dùng máy quạt thay cho máy lạnh. Đèn chiếu sáng công cộng vốn ít ỏi nay còn bị tắt bớt, lưu lượng giao thông ở Havana và các thành phố khác giảm đáng kể. Chủ tịch Raúl Castro gần đây đã phải nêu vấn đề này với Quốc hội: "Ngoại trừ chi tiêu cơ bản, tất cả chi tiêu khác phải chấm dứt. Một số đối tác của chúng ta khó khăn do giá dầu sụt giảm và có sự suy giảm nhất định trong các hợp đồng mua dầu với Venezuela”. Từ nay đến cuối năm, Cuba phải giảm tiêu thụ nhiên liệu 28%, giảm tiêu thụ điện 28%, giảm nhập khẩu 15% (tương đương 2,5 tỷ USD). Ước tính 1USD GDP của Cuba có 17 cent đến từ hoạt động nhập khẩu.

(ĐTTCO) - Cuộc khủng hoảng ở Venezuela đã lan đến Cuba, với việc Havana cảnh báo thiếu hụt điện và những thứ khác, có thể đánh dấu sự trở lại của thời kỳ thắt lưng buộc bụng kinh tế tương tự khi bị tổn thương sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Cách nay 1 năm, người dân đảo quốc này rất hưng phấn khi nhà nước tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, niềm hy vọng về sự phục hồi kinh tế ở Cuba đã phai mờ và ngày càng nhiều người tỏ ra thất vọng. Văn phòng Chính phủ nay đóng cửa sớm. Tòa nhà này đã mở cửa sổ và dùng máy quạt thay cho máy lạnh. Đèn chiếu sáng công cộng vốn ít ỏi nay còn bị tắt bớt, lưu lượng giao thông ở Havana và các thành phố khác giảm đáng kể. Chủ tịch Raúl Castro gần đây đã phải nêu vấn đề này với Quốc hội: "Ngoại trừ chi tiêu cơ bản, tất cả chi tiêu khác phải chấm dứt. Một số đối tác của chúng ta khó khăn do giá dầu sụt giảm và có sự suy giảm nhất định trong các hợp đồng mua dầu với Venezuela”. Từ nay đến cuối năm, Cuba phải giảm tiêu thụ nhiên liệu 28%, giảm tiêu thụ điện 28%, giảm nhập khẩu 15% (tương đương 2,5 tỷ USD). Ước tính 1USD GDP của Cuba có 17 cent đến từ hoạt động nhập khẩu.

Tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, lạm phát tràn lan và một nền kinh tế dự đoán sẽ giảm 10% trong năm nay đã buộc Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro phải cắt giảm. Theo đó, dầu xuất sang Cuba đã giảm 1/5 so với năm ngoái. Trong suốt 15 năm qua, Venezuela đã cung cấp cho Cuba một lượng không xác định tiền mặt và khoảng 90.000 thùng dầu/ngày - một nửa nhu cầu năng lượng của Cuba. Đổi lại, Havana cung cấp dịch vụ y tế và các dịch vụ chuyên nghiệp khác cho Caracas. Viện trợ của Venezuela đã giúp nền kinh tế Cuba phục hồi sau khi trợ cấp từ Liên Xô chấm dứt vào năm 1991.

Trẻ em ở Havana chơi đùa cạnh hình ảnh của cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez với hàng chữ “bạn tốt nhất của Cuba”.

Trẻ em ở Havana chơi đùa cạnh hình ảnh của cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
với hàng chữ “bạn tốt nhất của Cuba”.

"Với tình hình hiện nay, GDP Cuba sẽ tăng trưởng âm trong năm nay và giảm 2,9% trong năm 2017. Nếu quan hệ với Venezuela sụp đổ hoàn toàn, GDP Cuba có thể giảm tới 10%" - theo Pavel Vidal, giáo sư tại Đại học Pontifica Universidad Javeriana Cali ở Colombia. Karina Marron, Phó giám đốc báo Granma cảnh báo về các cuộc biểu tình đường phố có thể tương tự năm 1994. "Một cơn bão đang được nhen nhóm, thể hiện qua việc cắt giảm nhiên liệu, năng lượng. Đất nước này không thể chịu được thêm 1 năm như năm 1993 nữa" - bà Marron nói với Liên hiệp các nhà báo Cuba. Đối với ông Castro, suy thoái là một đòn nghiêm trọng cho các cải cách định hướng thị trường hạn chế của ông, đặc biệt là kế hoạch tự do hóa lâu dài cho đồng peso, đòi hỏi phải có kho dự trữ ngoại hối đủ lớn. Nhưng các doanh nghiệp nước ngoài hy vọng tình hình khó khăn có thể khiến Cuba tăng tốc độ mở cửa kinh tế.

Cuba chủ yếu dựa vào khách du lịch, phần lớn những người này đều muốn được ở khách sạn có máy lạnh. Một vấn đề khác là các quốc gia Cuba xuất khẩu dịch vụ y tế đến như Algeria, Angola và Brazil, cũng được dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu. Trong năm 2014, các dịch vụ y tế thu về cho Cuba khoảng 8 tỷ USD, hay 40% xuất khẩu. "Chúng ta không thể phủ nhận sẽ có một số tác động tồi tệ hơn, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị" - ông Castro nói. Các nhà phân tích cho rằng cảnh báo của ông Castro có thể hé lộ về một khả năng cải cách mạnh mẽ hơn. Họ cũng cho rằng kinh tế Cuba chắc chắn không đến nỗi như thời thập niên 1990, vì nay Cuba đã đa dạng hóa hơn, từ kiều hối tăng, các dịch vụ y tế, du lịch tới một khu vực tư nhân mới ra đời.

Tuy nhiên, phần lớn người dân Cuba vẫn còn phụ thuộc vào tiền lương nhà nước, nhưng khoản lương này hiện nay chỉ có giá trị bằng 1/3 so với năm 1989. Vì vậy, họ rất dễ bị tổn thương, theo GS. Vidal.

(Theo F.T)

Các tin khác