Khó đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%

(ĐTTCO)-Tăng trưởng kinh tế chưa lấy lại đà phục hồi. Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng GDP đạt 5,52%, thấp hơn 0,72% so với cùng kỳ năm 2015. Việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm 2016 hầu như không khả thi. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định như vậy tại Hội thảo Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II năm 2016 sáng 26-7 tại Hà Nội.

(ĐTTCO)-Tăng trưởng kinh tế chưa lấy lại đà phục hồi. Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng GDP đạt 5,52%, thấp hơn 0,72% so với cùng kỳ năm 2015. Việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm 2016 hầu như không khả thi. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định như vậy tại Hội thảo Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II năm 2016 sáng 26-7 tại Hà Nội.

Xu hướng tăng trưởng GDP đi ngang

Dù tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn cao hơn so với không ít quốc gia. Trong quý II, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhanh hơn đáng kể so với Singapore, Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm hơn so với Trung Quốc, khi kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng thấp nhất sau nhiều năm.

Tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng trong quý II đạt 7,61%. Tốc độ tăng này cao hơn 0,9% so với quý I, nhưng chậm hơn đáng kể so với năm 2015. Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, giá trị gia tăng của khu vực này tăng 6,82%, giảm rõ rệt so với mức tăng 9,66% của cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì đà tăng trưởng như cùng kỳ năm 2015, với mức tăng 10,1% trong 6 tháng đầu năm. Ngành sản xuất và phân phối điện, và ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng trưởng khá tốt với mức tăng tương ứng là 11,7% và 8,1%. Tuy nhiên, ngành khai khoáng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, kéo theo sự sụt giảm chung của toàn ngành công nghiệp.

 

Trước xu thế này, Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II khuyến cáo Việt Nam không nên và không thể tiếp tục dựa vào khu vực khai khoáng để thúc đẩy tăng trưởng cho công nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.

Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tăng 7,5% trong 6 tháng đầu năm; trong đó, tốc độ tăng tương ứng của quý I và quý II lần lượt là 7,6% và 7,5%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2015. Tốc độ tăng IIP vẫn ổn định ở các phân ngành chính như sản xuất-phân phối điện; công nghiệp chế biến; và cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải.

Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) có sự chuyển biến, dù chưa nhiều, trong quý II. Giá trị gia tăng của khu vực này NLTS tăng 0,06% trong quý II. Tính chung 6 tháng đầu năm, giá trị gia tăng của khu vực NLTS giảm 0,18% (quý I giảm 1,23%). Giá trị sản xuất NLTS giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với giai đoạn 2012-2015. Hoạt động NLTS trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do diễn biến thời tiết không thuận, kể cả hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; tình hình tiêu thụ cũng như giá bán một số mặt hàng trên thị trường thế giới giữ xu hướng giảm và tăng giá một số đầu vào cho sản xuất nông nghiệp

Cũng trong quý II, giá trị gia tăng của dịch vụ đạt 6,6%. Tính chung 6 tháng đầu năm, khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 6,35%, mức cao nhất kể từ năm 2012. Một số ngành tăng trưởng khá, như bán buôn và bán lẻ tăng 8,1%; tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm tăng 6,1%; thông tin và truyền thông tăng 8,76%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,3%; giáo dục và đào tạo tăng 7,15%. Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi vững chắc hơn, với tốc độ tăng trưởng ở mức 3,77%, cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.

Chưa tìm thấy động lực tăng trưởng bền vững

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, xu hướng tăng trưởng đi ngang trong khi mục tiêu là đi lên. Nhìn từ phía cầu, tăng đầu tư, mở rộng tài khóa để đạt mục tiêu tăng trưởng là rất khó. Phải thực hiện giải pháp căn cơ hơn là cải thiện môi trường kinh doanh, phân bố lại nguồn lực, cải thiện hiệu quả nguồn lực, tăng năng suất lao động.

Không thể mở rộng đầu tư, nới lỏng tài khóa trong bối cảnh hiện nay. Phải tạo được động lực nội sinh để bộ máy nhà nước đổi mới. Mắt xích quan trọng nhất hiện nay là các bộ trưởng, vì chính sách nằm ở các Bộ. Cần tháo gỡ khó khăn môi trường kinh doanh để phát triển chứ không phải tăng trưởng bằng gói hỗ trợ này, gói kích thích kia. Không thể giải quyết vấn đề theo vụ việc, nó phải thay đổi về căn bản để tạo động lực tăng trưởng lâu dài. Cần chuyển từ nhà nước quản lý, giám sát sang nhà nước kiến tạo và hỗ trợ phát triển.

GS Nguyễn Quang Thái, Tổng Thư kí Hội khoa học kinh tế Việt Nam đồng quan điểm tình hình kinh tế xã hội hiện tương đối phức tạp, môi trường quốc tế thay đổi, IMF liên tục điều chỉnh xuống, tính bất ổn ở châu Ấu, những hệ lụy của Brexit dự báo có thể kéo dài và khó lường. Môi trường quốc tế khó khăn nên đầu ra của ta cũng khó, phát hành trái phiếu quốc tế cũng chậm lại.

Tuy nhiên vị giáo sư này cũng cho rằng, không nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng để “về cơ bản” cuối năm đạt được kế hoạch đề ra mà phải cải cách tối đa để tạo xung lực mới cho nền kinh tế. Vấn đề hiện nay không phải nông nghiệp, công nghiệp xây dựng tăng trưởng bao nhiêu mà nền tảng kinh tế vĩ mô hiện rất là yếu. Đây là điểm mấu chốt của cải cách để đạt được tăng trưởng dài hạn.

TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, tình kình kinh tế thế giới hiện khó lường, bất lợi, khó dự đoán. Đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Việc tách khỏi EU của Anh nhiều ý kiến cho rằng không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam nhưng việc đồng bảng Anh mất giá ảnh hưởng lớn. Ngay cả IMF cũng phải nói tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế thế giới mà không thể đưa ra các dự báo chính xác. Khi nhập khẩu lớn, vay ODA lớn thì biến động tỷ giá tác động rất lớn đến nền kinh tế. Đó là chuyện lớn không phải nhỏ.

Từ tình hình kinh tế hiện nay, TS Lê Đăng Doanh khuyến nghị trong thời gian tới cần nghiên cứu để có một chương trình cải cách trong 2 năm với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối ngân sách. Nếu không ổn định kinh tế vĩ mô, thiết lập nền tảng tăng trưởng bền vững thì tình hình kinh tế diễn biến bất ngờ chúng ta khó giải quyết được.

Các tin khác