Hạ tầng lưới điện tại các dự án nhà ở

Tạo môi trường đầu tư bình đẳng

Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo về việc doanh nghiệp phát triển dự án BĐS đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống lưới điện trung thế, trạm biến thế, lưới điện hạ thế, sau đó bàn giao toàn bộ tài sản này cho ngành điện lực sở hữu, vận hành, khai thác kinh doanh. Cụ thể, đối với dự án khu dân cư điển hình (có cả khu nhà ở thấp tầng, chung cư) chủ đầu tư xây dựng tuyến cáp ngầm trung thế đấu nối vào hệ thống lưới điện TP; xây dựng các trạm điện, lưới điện hạ thế ngầm và lắp đồng hồ điện cho từng nhà, từng căn hộ và bàn giao lưới điện này cho công ty điện lực sở hữu, quản lý vận hành để bán điện. Sau khi đã nhận bàn giao hệ thống điện này, công ty điện lực có toàn quyền, kể cả việc di chuyển máy biến thế đã lắp đặt để bố trí sử dụng ở nơi khác nếu khu dân cư chưa sử dụng hết phụ tải.

(ĐTTCO) - Báo ĐTTC ngày 21-7 có bài “Hạ tầng lưới điện tại các dự án nhà ở: Không bắt buộc bàn giao, nội dung trao đổi với ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TPHCM, về một số bất hợp lý trong việc đầu tư hạ tầng điện tại các dự án BĐS. Để rộng đường dư luận, Tòa soạn trích đăng bài viết của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (Horea), nêu một số quan điểm xung quanh vấn đề này.

Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo về việc doanh nghiệp phát triển dự án BĐS đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống lưới điện trung thế, trạm biến thế, lưới điện hạ thế, sau đó bàn giao toàn bộ tài sản này cho ngành điện lực sở hữu, vận hành, khai thác kinh doanh. Cụ thể, đối với dự án khu dân cư điển hình (có cả khu nhà ở thấp tầng, chung cư) chủ đầu tư xây dựng tuyến cáp ngầm trung thế đấu nối vào hệ thống lưới điện TP; xây dựng các trạm điện, lưới điện hạ thế ngầm và lắp đồng hồ điện cho từng nhà, từng căn hộ và bàn giao lưới điện này cho công ty điện lực sở hữu, quản lý vận hành để bán điện. Sau khi đã nhận bàn giao hệ thống điện này, công ty điện lực có toàn quyền, kể cả việc di chuyển máy biến thế đã lắp đặt để bố trí sử dụng ở nơi khác nếu khu dân cư chưa sử dụng hết phụ tải.

Điều đáng nói, hạ tầng điện chủ đầu tư dự án bỏ tiền xây dựng đã không được bồi hoàn. Chi phí thực hiện các công trình này chiếm 2-3% chi phí đầu tư của dự án, được phân bổ vào giá bán và người mua nhà phải gánh chịu. Trong khi đó, giá trị các công trình điện được doanh nghiệp BĐS bàn giao cho bên điện lực đã được hạch toán ra sao cũng không ai biết. Đây là điều bất hợp lý kéo dài nhiều năm qua bởi các công ty điện lực cũng là doanh nghiệp kinh doanh, lẽ ra phải đầu tư hệ thống lưới điện đến đồng hồ căn hộ để bán điện cho người tiêu dùng.

Về việc này doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực hạ tầng thông tin, truyền thông như điện thoại, truyền hình, internet... từ nhiều năm qua đã tự bỏ chi phí đầu tư hệ thống cáp quang, đường truyền để cung ứng dịch vụ cho khách hàng tại các dự án nhà ở. Nếu ngành điện lực đầu tư toàn bộ hệ thống cấp điện sẽ góp phần làm giảm giá thành nhà ở có lợi cho người tiêu dùng.

Tổng Công ty Điện lực TPHCM cho rằng việc đầu tư hệ thống cấp điện là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án BĐS. Bởi theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật Kinh doanh BĐS, chủ đầu tư "chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực". Và tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 11/2013 của Chính phủ, nghĩa vụ của chủ đầu tư cấp 1 là "đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt". Lập luận này chưa chuẩn, bởi công ty điện lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ điện phải tuân thủ theo Luật Điện lực 2004, khi tại Khoản 3 Điều 11 về đầu tư phát triển điện lực quy định: "Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện"; hay Khoản (2.c) Điều 41 về nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện quy định: "Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật với bên mua điện". 

 Vì vậy, chúng tôi đề nghị công ty điện lực đầu tư toàn bộ hệ thống lưới điện đến đồng hồ từng căn nhà, căn hộ để bán điện cho người tiêu dùng, tương tự như cách làm của các doanh nghiệp điện thoại, truyền hình, internet, để người mua nhà không phải gánh chi phí bất hợp lý này. Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương chỉ đạo việc hạch toán tài sản hệ thống điện doanh nghiệp BĐS đã bàn giao cho ngành điện. Có vậy mới tạo môi trường đầu tư bình đẳng theo cơ chế thị trường.

Các tin khác