NĂM ĐẦU THỰC HIỆN 4G

Sẽ có ít nhất trên 1 triệu thuê bao

(ĐTTCO) - Các nhà mạng lớn như Viettel, Mobifone, Vinaphone đang thí điểm triển khai 4G và nếu không có thay đổi, Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ cấp phép dịch vụ 4G cho các nhà mạng vào cuối quý III, hoặc đầu quý IV năm nay, sau khi các ông lớn viễn thông đã hoàn thành quá trình thử nghiệm. Trao đổi với ĐTTC về việc chậm triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam, ông JAN WASSENIUS (ảnh), Tổng Giám đốc Ericsson Việt Nam, cho biết:

(ĐTTCO) - Các nhà mạng lớn như Viettel, Mobifone, Vinaphone đang thí điểm triển khai 4G và nếu không có thay đổi, Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ cấp phép dịch vụ 4G cho các nhà mạng vào cuối quý III, hoặc đầu quý IV năm nay, sau khi các ông lớn viễn thông đã hoàn thành quá trình thử nghiệm. Trao đổi với ĐTTC về việc chậm triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam, ông JAN WASSENIUS (ảnh), Tổng Giám đốc Ericsson Việt Nam, cho biết:  

Trong khu vực ASEAN đến nay chỉ duy nhất Việt Nam chưa triển khai dịch vụ 4G. Việc chậm trễ triển khai 4G không chỉ khiến khách hàng không được sử dụng các dịch vụ di động chất lượng, các nhà mạng còn tốn kém hơn vì tiếp tục phải đầu tư nhiều vào 3G, trong khi chi phí vận hành 3G đắt hơn rất nhiều so với 4G.

Ericsson đã có hàng chục năm kinh nghiệm về viễn thông tại Việt Nam và trên thế giới, đồng thời cũng là nhà cung cấp thiết bị mạng cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, khi nghiên cứu về hệ thống mạng để đánh giá số lượng điện thoại đã có sẵn những tính năng 4G/LTE, đã cho ra kết quả có đến 30-50% thuê bao smartphone tại Việt Nam đã có sẵn tính năng đó trên điện thoại di động. Đó là một chỉ số rất cao, thể hiện mức độ tiềm năng và sẵn sàng, chỉ cần thay SIM, các đối tượng này sẽ trở thành khách hàng cho các dịch vụ dữ liệu của 4G. Do đó, về góc độ thiết bị, đã có sự sẵn sàng để biến thành các cơ hội khai thác kinh doanh. Thông thường, chỉ cần chỉ số sẵn sàng về thiết bị 25% đã có thể mang lại các nguồn thu hiệu quả cho các nhà mạng.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, Bộ Thông tin - Truyền thông dự tính chậm nhất cuối quý III hoặc đầu quý IV sẽ cấp phép 4G, vậy ông có nghĩ Việt Nam chậm chân trong triển khai dịch vụ 4G?

Ông JAN WASSENIUS: - Không, Việt Nam không chậm. Khi cân nhắc tổng hòa 2 yếu tố sự sẵn sàng, sự hợp lý về chi phí trên 2 phương diện thị trường và của các nhà mạng thì không hề chậm. Cách đây 6 năm, khi tôi bắt đầu đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam, tôi đã nghĩ rằng cần tới cuối năm 2015 hoặc 2016, 4G sẽ triển khai ở Việt Nam. Và đây là thời điểm hợp lý.

Việc chọn thời điểm đúng để triển khai 4G hay không dựa vào tiêu chí mức độ sử dụng của người dân với dịch vụ đó. Với Việt Nam, chọn thời điểm 2016 để ra dịch vụ 4G, theo tôi là chính xác vì các yếu tố chi phí hợp lý đã đạt được. Như Singapore, họ có mức thu nhập bình quân rất cao nên đã triển khai nhiều năm trước. Với Việt Nam, triển khai 4G thời điểm này sẽ phù hợp để đạt chi phí hợp lý về dịch vụ và thiết bị để mọi người dùng 4G. Có điều, 4G sinh ra vốn là để đáp ứng các dịch vụ về dữ liệu. Vì vậy, Việt Nam trong giai đoạn đầu triển khai làm sao phải cân nhắc kết hợp được 4G để tối ưu hóa với mạng 3G hiện tại, như vậy mới đạt kết quả tối ưu nhất.

- Các nhà mạng Việt Nam đang thí điểm triển khai 4G, ông đánh giá thế nào về mức độ sẵn sàng của họ trong triển khai 4G thời gian tới?

- Xét khía cạnh nhà mạng, họ đã vận hành mạng 3G một thời gian dài nên những kinh nghiệm này sẽ rất hữu ích cho việc chọn lựa chiến lược 4G ra sao cho hiệu quả. Các nhà  mạng đã thực hiện những thử nghiệm 4G một cách toàn diện, từ đó có những bước chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai thực tế. Ở giai đoạn chuyển đổi từ 2G sang 3G diễn ra chậm, bởi thay đổi từ các dịch vụ thoại sang dịch vụ dữ liệu là sự thay đổi rất lớn về quan điểm, hành vi khách hàng. Còn bây giờ, các nhà mạng đã có sự thấu hiểu người dùng để bước chuyển từ 3G sang 4G diễn ra hiệu quả, nhanh chóng.

Đối với khía cạnh công nghệ, quan trọng nhất là sự kết hợp triển khai 2G, 3G và 4G/LTE để mạng hiệu quả nhất. Còn về khía cạnh kinh doanh, trải nghiệm của người dùng là yếu tố vô cùng quan trọng. Với 4G, nhà mạng nên cung cấp những gói cước mới, thí dụ khuyến khích dùng video. Khi đưa ra bất kỳ dịch vụ mới hay gói cước mới rất cần đi kèm với marketing cùng một hệ thống hỗ trợ dịch vụ, như hệ thống tính cước để thuận tiện và nhanh chóng cho khách hàng trải nghiệm các dịch vụ mới.

- Nhiều mạng di động lớn cũng cho biết thời gian đầu sẽ chỉ triển khai 4G ở những thành phố lớn. Vậy có thể hiểu 4G mới chỉ tập trung phục vụ vào một nhóm đối tượng nhất định?

- Tôi nghĩ mỗi nhà mạng có một chiến lược khác nhau và chính nhà mạng sẽ là người trả lời chính xác nhất. Nhưng một điều chắc chắn 4G sẽ phục vụ cho đối tượng đã sử dụng dịch vụ dữ liệu. Tôi không ngạc nhiên khi các nhà mạng chọn thử nghiệm 4G ở các thành phố lớn. Các mạng di động sẽ không triển khai rộng toàn quốc, mà sẽ có những điểm tập trung trước trong giai đoạn đầu tiên để nhắm tới những phân khúc khách hàng được ưu tiên.

- Theo ông, 4G tại Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong năm đầu tiên triển khai, cung cấp dịch vụ ra thị trường? Dự kiến sau 1 năm có khoảng bao nhiêu người dùng di động chuyển sang 4G?

- Trong năm đầu, khách hàng sẽ có nhiều chiều đánh giá phụ thuộc vào loại hình dịch vụ dữ liệu họ lựa chọn sử dụng. Đối với nhóm khách hàng sử dụng những dịch vụ cao cấp, thí dụ dịch vụ video, xem sự kiện trực tuyến, họ sẽ rất hài lòng. Đối với nhóm khách hàng sử dụng những gói dịch vụ không đòi hỏi lượng tiêu thụ dữ liệu lớn như mạng xã hội, họ sẽ không nhận thấy sự khác biệt rất lớn so với mạng 3G hiện có. Còn hiện tại có một lượng khách hàng lớn đang sử dụng wifi sẽ vẫn tiếp tục diễn ra như vậy. Theo chủ quan của tôi, sau năm đầu tiên 4G được thương mại tại Việt Nam, sẽ có ít nhất trên 1 triệu thuê bao trở lên chuyển sang 4G.

- Xin cảm ơn ông.

Với ưu thế vượt bậc về khả năng cung cấp các dịch vụ truy nhập tốc độ cao, cùng với xu hướng dần phổ cập các thiết bị đầu cuối, mạng 4G/LTE sẽ là xu hướng phát triển chủ đạo của viễn thông thế giới trong thời gian tới. Trong bối cảnh này, năm 2016 là thời điểm thích hợp để Việt Nam triển khai 4G trên tất cả các phương diện: băng tần, chiến lược của các nhà khai thác, giải pháp, sản phẩm 4G và sự sẵn sàng về thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên, triển khai 4G giai đoạn đầu tại Việt Nam sao cho hiệu quả, bền vững là vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng. 

Các tin khác