Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng

(ĐTTCO) - Từ Hòn Chuối, đoàn công tác vượt sóng 50 hải lý đến Nam Du - một quần đảo phía Đông Nam đảo Phú Quốc, gồm 21 đảo lớn nhỏ thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Tiền Giang. Quần đảo này có đảo lớn nhất là Nam Du, đỉnh cao 309m, là nơi đặt Trạm rađa 600 bao quát một vùng lãnh hải rộng lớn nhìn sang vịnh Thái Lan. Nơi đây cũng có ngọn hải đăng nằm trên đỉnh Hòn Lớn, được xem là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam nhờ nằm trên đỉnh đồi cao 300m so với mực nước biển.

(ĐTTCO) - Từ Hòn Chuối, đoàn công tác vượt sóng 50 hải lý đến Nam Du - một quần đảo phía Đông Nam đảo Phú Quốc, gồm 21 đảo lớn nhỏ thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Tiền Giang. Quần đảo này có đảo lớn nhất là Nam Du, đỉnh cao 309m, là nơi đặt Trạm rađa 600 bao quát một vùng lãnh hải rộng lớn nhìn sang vịnh Thái Lan. Nơi đây cũng có ngọn hải đăng nằm trên đỉnh Hòn Lớn, được xem là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam nhờ nằm trên đỉnh đồi cao 300m so với mực nước biển.

Quần đảo Nam Du có 11/21 đảo có ngư dân sống nên có nhiều đảo nhỏ còn hoang sơ với phong cảnh tự nhiên quyến rũ chưa được khai thác. Trên bãi biển có nhiều hàng dừa xanh nghiêng bóng nước, có cây đã tồn tại đến 60-70 năm. Đặt chân đến đây, du khách có thể bắt ốc trên các bãi đá, dưới biển có thể lặn bắt cá, mực... Vì vậy tiềm năng du lịch sinh thái đang được khơi dậy mạnh mẽ, khách đến ngày càng đông dù xa xôi cách trở.

Nam Du còn quyến rũ bởi nhiều truyền thuyết: Bãi Ngự nằm ở phía Tây đảo Củ Tron, tương truyền trên đường bôn ba tránh quân Tây Sơn, vua Gia Long đã từng dừng tại đây. Nơi đây vẫn còn một cái giếng luôn đầy nước, người dân cho rằng giếng được đào khi vua tạm trú nơi này, nên gọi là giếng Vua. Dân gian lưu truyền vào thế kỷ thứ 16, trên đường đến Phú Quốc buôn bán, giữa đoàn tàu Hà Lan và Trung Quốc đã xảy ra trận đụng độ ác chiến. Mấy hôm sau hàng trăm xác người Trung Quốc tấp vào bãi, nên người dân đặt bãi này là Bãi Chệt. Du khách cũng bị lôi cuốn khám phá đồi Ma Thiên Lãnh. Tương truyền nơi đây các nàng tiên thường giáng trần nơi đỉnh núi - gọi là Sân Tiên. Ở đây có nhiều cây rừng cổ thụ và hang động thanh tịnh nên có nhiều đạo sĩ đến ẩn tu. Hiện nay tại đồi Ma Thiên Lãnh còn  một tượng Phật lộ thiên và nhiều vết tích người xưa ghi lại trên vách đá...

Nam Du là quần đảo trù phú đối với nghề khai thác và nuôi trồng hải sản với sản lượng đánh bắt cả trăm ngàn tấn/năm và trên 600 lồng bè nuôi các loại cá, tôm, ghẹ, ốc. Do địa bàn đánh bắt hải sản trọng điểm nên cơn bão số 5 bất ngờ đã gây thiệt hại nặng nề tại vùng biển này với 5.000 người chết, 2.383 tàu thuyền bị chìm và mất tích.

Hiện nay nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản tại Nam Du khôi phục mạnh mẽ, tạo thu nhập cao cho ngư dân. Bên cạnh đó, với tiềm năng sinh thái biển đảo phong phú, dịch vụ du lịch đang phát triển nở rộ. Nhiều người cho rằng trong tương lai không xa, Nam Du sẽ là một Phú Quốc mới của Kiên Giang, một điểm nghỉ dưỡng lý tưởng và du lịch khám phá kỳ thú.

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 1 

Ngư dân an cư lạc nghiệp. 

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 2

Nhà bè nuôi hải sản phát triển mạnh trên đảo.  

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 3

Đưa cá lên bờ sau chuyến ra khơi.

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 4

Trưởng VPĐD báo SGGP tại Cần Thơ Trần Minh Trường trao quà tặng chiến sĩ đồn trú trên đảo.

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 5

Chiến sĩ Vùng 5 kiểm tra khí tài, sẵn sàng tác chiến.

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 6

Một góc đảo Nam Du.

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 7

Chuẩn bị bữa ăn người lính.

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 8

Đoàn công tác thắp hương tại bia tưởng niệm người tử nạn trong cơn bão số 5.  

Nam Du - Vươn vai khơi dậy tiềm năng ảnh 9

Vận chuyển hàng hóa tấp nập tại cảng Nam Du.

Các tin khác