TTC hiện đại hóa ngành mía đường

(ĐTTCO) - Sức cạnh tranh hạn chế của ngành mía đường Việt Nam bắt nguồn từ phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu, giống mía nội kém năng suất, chi phí nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật còn thấp, vùng trồng bị phân tán nên khó khăn trong việc cơ giới hoá canh tác, số lượng nhà máy đường nhiều nhưng năng lực sản xuất còn thấp... Để nâng tầm ngành mía đường so với các nước trong khu vực khi hội nhập, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Thành (ảnh), Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), người đã ấp ủ lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành mía đường nói riêng.

(ĐTTCO) - Sức cạnh tranh hạn chế của ngành mía đường Việt Nam bắt nguồn từ phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu, giống mía nội kém năng suất, chi phí nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật còn thấp, vùng trồng bị phân tán nên khó khăn trong việc cơ giới hoá canh tác, số lượng nhà máy đường nhiều nhưng năng lực sản xuất còn thấp... Để nâng tầm ngành mía đường so với các nước trong khu vực khi hội nhập, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Thành (ảnh), Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), người đã ấp ủ lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành mía đường nói riêng.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, đến nay TTC có đến 8 nhà máy, 10 công ty cùng với 3.800 cán bộ nhân viên để tạo ra tổng doanh thu của ngành đường khoảng 9.000 tỷ đồng mỗi năm. Ông có thể chia sẻ những chiến lược TTC đang đặt ra? 

Ông ĐẶNG VĂN THÀNH: Trước tiên, mục tiêu của TTC là cung cấp sản phẩm phục vụ sức khỏe cho người tiêu dùng, bằng cách thay đổi cách sử dụng - từ việc xem đường chỉ là nguyên liệu sang việc hiểu đường là sản phẩm tiêu dùng sạch với giá thành rẻ. Để thực hiện được điều này đòi hỏi doanh nghiệp mía đường phải đảm bảo quy trình sản xuất từ gốc đến ngọn; gốc để nâng cao lợi nhuận cho nông dân trồng mía và ngọn để giảm giá thành cho người tiêu dùng. Nghe có vẻ nghịch lý vì giảm giá thành làm sao nâng lợi nhuận, nhưng TTC đã sử dụng giải pháp 3 chữ F: Farm, Factory và Food để đảm bảo mục tiêu đó.

 Cụ thể với Farm (nông trại), TTC tiến tới làm chủ vùng nguyên liệu. Đặc thù của Việt Nam là hạn điền, đất đai manh mún nên khó có thể trồng mía để có năng suất cao, giá thành hạ. Chính vì vậy TTC liên kết với Nhà nước, chính quyền địa phương hỗ trợ thuê đất và liên kết với nông dân làm những cánh đồng mẫu lớn, và những cánh đồng liên kết mẫu. Khi đó việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như cơ giới hóa sẽ dễ dàng hơn, góp phần tăng năng suất cho cây mía. Vừa qua TTC có hợp tác với một công ty cơ giới hóa lớn nhất của Hoa Kỳ để làm những hợp đồng dài hạn mua sắm thiết bị hiện đại để thu hoạch, làm đất, ngay cả biện pháp tưới và bón phân cũng sử dụng cơ giới hóa toàn bộ, để giảm phụ thuộc vào công lao động. TTC nghiên cứu phát triển những giống mía mới và công thức bón phân. Hiện TTC đã làm được một số cánh đồng mẫu lớn, từ đó hạ giá thành để cạnh tranh với sản phẩm đường sạch của một số nước Đông Nam Á như Thái Lan. 

Là doanh nhân phải có thách thức, vượt qua thách thức mới thấy thú vị. Tất cả công tác chuẩn bị đang ráo riết thực hiện và dự kiến đến năm 2018 chúng tôi có thể báo cáo chính thức. Khoảng cách chênh lệch giữa đường Việt Nam và Thái Lan  do năng suất, công nghệ đến tiêu thụ. Vấn đề này đang nằm trong tầm tay TTC tính toán.

Ông Đặng Văn Thành

Về Factory (nhà máy), TTC điều phối sản xuất tập trung để giảm chi phí, giảm giá thành, tiến tới sản xuất những sản phẩm sau đường như nước uống bổ dưỡng 100% từ cây mía (4 cây mía được 1 chai nước). Những sản phẩm như vậy hướng tới sức khỏe người tiêu dùng và dự kiến tháng 10 năm nay chúng tôi sản xuất đường organic (đường hữu cơ, hay còn gọi là đường sạch, không dùng các loại thuốc trừ sâu và phân bón hóa học cho cây mía), đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Với Food (thực phẩm), TTC tập trung vào công tác bán lẻ, xây dựng `thương hiệu và kênh phân phối để giảm chi phí gián tiếp.

 Để làm tất cả các việc trên, TTC đang tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp, tiếp tục M&A (mua bán - sáp nhập) để gia tăng quy mô, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nông nghiệp và quản lý kinh doanh. Để có nguồn vốn đầu tư, vừa qua TTCS và BHS đã phát hành thành công gói trái phiếu doanh nghiệp huy động 1.500 tỷ đồng của 2 thương hiệu lớn. Với nguồn vốn có được, ngành đường TTC sẽ đầu tư vào các công tác như tưới, mua máy cơ giới hóa, nghiên cứu khoa học và M&A một công ty nông nghiệp... Chúng tôi tin rằng với những biện pháp trên sẽ giúp TTC tự tin sẵn sàng hội nhập trong năm 2018 và thành công trong năm 2020.

- Nhưng để thực hiện được những chiến lược như ông nói không phải dễ, khi hiện nay giá đường trong nước cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan. Và khi hoàn thành nội khối ASEAN cũng như TPP thông thương không biết đường Việt Nam sẽ như thế nào, nhất là thương hiệu đường của Việt Nam giống như gạo chưa có?

Những cánh đồng mẫu lớn của TTC được khai thác bằng cơ giới hóa.

Những cánh đồng mẫu lớn của TTC được khai thác bằng cơ giới hóa.

- Đúng là ngành mía đường Việt Nam sẽ gặp thách thức rất lớn khi gia nhập TPP. Bởi Việt Nam là quốc gia kề cận Thái Lan mà hàng năm báo chí thường đưa tin đường lậu từ Thái Lan tràn vào với giá rẻ hơn đường Việt Nam khoảng 2.500 đồng/kg. Chính vì vậy, TTC cam kết sẽ san bằng các yếu tố này khi phải hoàn thành 3 yếu tố cơ bản. Thứ nhất, chủ động về vùng nguyên liệu và liên kết với các hộ nông dân giải quyết bài toán cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất. TTC đang triển khai những cánh đồng lớn để cơ giới hóa toàn diện. Ngành đường TTC luôn quan tâm học hỏi nhiều kinh nghiệm công tác nông nghiệp sản xuất ở các cường quốc mía đường.  Thứ hai, TTC chuẩn bị các thủ tục để nâng cấp Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Mía đường thành Viện Nghiên cứu. Thứ ba, vấn đề tổ chức sản xuất, TTC đưa các tiêu chuẩn quản trị, điều hành, kiểm soát tối ưu phục vụ quá trình sản xuất và kinh doanh. Cá nhân tôi luôn nghiên cứu rất kỹ lĩnh vực này, bởi tôi luôn đam mê “giải mã” công thức quản trị điều hành doanh nghiệp, cho dù ở ngành nghề lĩnh vực nào.

Theo đó, các sản phẩm TTC luôn đảm bảo chất lượng để cung cấp cho các khách hàng công nghiệp, các ngành nghề đặc thù như dược phẩm vốn đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Song song đó là bài toán hoàn thiện hệ thống các nhà phân phối để công tác thị trường được thực hiện tối ưu.

- Vậy trong lĩnh vực đường thời gian tới TTC có M&A thêm công ty nào nữa hay không?

- M&A ngành mía đường đang rất tốt. Mới nhất chúng tôi M&A thành công nhà máy đường Tanisugar của tỉnh Tây Ninh; và chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho một thương vụ sắp tới nhằm kiện toàn mọi mặt hoạt động, trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các điều kiện của thỏa ước gia nhập tập đoàn. 

-  Xin cảm ơn ông.

Các tin khác