Những ông trùm bẻ lái chính sách (K2): Thâm nhập đầu não EU

(ĐTTCO) - Để tác động tới việc hoạch định chính sách châu Âu, các tổ chức vận động hành lang ngành tài chính đã len lỏi vào những cơ quan đầu não quan trọng nhất của EU, gồm Ủy ban châu Âu (EC - được ví như chính phủ của liên minh) và Nghị viện châu Âu (EP - được ví như quốc hội).

(ĐTTCO) - Để tác động tới việc hoạch định chính sách châu Âu, các tổ chức vận động hành lang ngành tài chính đã len lỏi vào những cơ quan đầu não quan trọng nhất của EU, gồm Ủy ban châu Âu (EC - được ví như chính phủ của liên minh) và Nghị viện châu Âu (EP - được ví như quốc hội).

Những ông trùm bẻ lái chính sách (K1): 120 triệu EUR/năm
Đàng sau những cuộc gặp gỡ

Từ ngày 1-12-2014 đến 18-5-2015, 50 tổ chức lobby lớn nhất trong ngành tài chính Anh đã tổ chức 228 cuộc gặp mặt với các ủy viên, các thành viên nội các hoặc các tổng giám đốc của EC để vận động chính sách. HSBC Holdings đứng đầu danh sách này với tổng số 24 cuộc gặp gỡ. Những tên tuổi “năng nổ” khác là Goldman Sachs (21 cuộc), AFME (17), TheCityUK (17), Aviva Plc (12), Hiệp hội Ngân hàng Anh (11), London Stock Exchange Group (11), Hiệp hội Đầu tư (11), America Merrill Lynch (10) và PwCIL (10). Nhiều trong số những cái tên này nằm trong danh sách những tổ chức chi tiêu lobby mạnh tay nhất. Con số 21 cuộc gặp lobby của Goldman Sachs rất đáng chú ý, vì ngân hàng này từ chối tự nguyện đăng ký trong danh sách hoạt động lobby ở EU trong nhiều năm và chỉ đăng ký trước vài ngày một quy định mới có hiệu lực, theo đó chỉ những nhóm lobby có đăng ký mới được tổ chức hội nghị với các nhân vật cao cấp trong EC. Jonathan Hill, ủy viên phụ trách ổn định tài chính, dịch vụ tài chính và thị trường vốn của EC, tổ chức 164 cuộc gặp gỡ kể từ 1-12-2014 đến 24-5-2015, bao gồm 28 cuộc với 50 tổ chức đã nêu.

Trong khi đó, theo dữ liệu được công bố từ tháng 7-2013 đến tháng 12-2015, 50 tổ chức lobby tài chính lớn nhất nước Anh đã tổ chức 144 cuộc gặp gỡ với các nghị viên bảo thủ của EP. Tổ chức tích cực nhất trong các cuộc gặp lobby với EP là TheCityUK, tổ chức tới 21 cuộc gặp gỡ trong 30 tháng. Kế đó là Barclays (18 cuộc), City of London Corporation (18), HSBC (13) và Hiệp hội Ngân hàng Anh (11). Kay Swinburne, nghị viên EP của Anh, là một trọng tâm của các cuộc vận động hành lang này. Điều này có lẽ vì bà là thành viên của Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ (ECON) và là một thành viên dự bị của Ủy ban đặc biệt về phán quyết thuế. Chỉ trong 2 tháng (tháng 9 đến tháng 11-2014), bà tham dự một sự kiện đầu tư ở xứ Wales; một tiệc chiêu đãi hàng năm; ngày hội đầu tư Cardiff; và một tiệc ăn tối hàng năm; tất cả đều theo lời mới của chỉ 1 nhóm lobby ở Anh, TheCityUK! Trong 30 tháng, bà Swinburne đã có 61 cuộc gặp gỡ với 16 tổ chức lobby tài chính. Một mục tiêu ưu tiên khác của các tổ chức lobby là Vicky Ford, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Thị trường nội địa và người tiêu dùng. Bà thường xuyên có mặt tại các buổi gặp gỡ do các nhóm lobby tổ chức, điển hình là cuộc gặp gỡ ngày 13-10-2015 với HSBC, Barclays, Lloyds, Nationwide, Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS), Santander UK và Standard Chartered về “cải cách EU”.

Ngồi ghế tư vấn

Đối với một nhà vận động hành lang tài chính, kịch bản mơ ước là được mời tư vấn về một quy định mới đang được soạn thảo. Trong thực tế, EC thường xuyên mời đại diện từ khu vực tài chính tham gia nhóm tư vấn và trong các đại diện đó hầu như luôn có mặt các tập đoàn tài chính Anh. Các chuyên gia tư vấn về chính sách tài chính đã bị chỉ trích nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính, khi một báo cáo tiết lộ có một lượng lớn nhà vận động hành lang tài chính ở trong các nhóm tư vấn, nên hậu quả là chính sách đã bị lèo lái theo hướng bảo vệ cho các ngân hàng, công ty tài chính, là tác nhân gây ra khủng hoảng.

Các nhà vận động hành lang tài chính có thể tiếp cận đủ các nhóm tư vấn ở các cấp độ khác nhau. Cơ quan Giám sát Thị trường chứng khoán châu Âu (ESMA), Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu EBA), Cơ quan Bảo hiểm và Hưu trí châu Âu (EIOPA), tất cả đều có ban tư vấn có sự tham gia mạnh mẽ hoặc bị chi phối bởi các tập đoàn tài chính trong lĩnh vực đó. Thí dụ, 5 nhóm chuyên gia của ESMA đều bị chi phối bởi các ngân hàng, nhà đầu tư hàng hóa, môi giới và nhà quản lý danh mục đầu tư. Ít nhất 72% thành viên của 5 nhóm này là các nhà lobby của các ngành công nghiệp kể trên. Những chuyên gia đại diện cho lợi ích công cộng chỉ chiếm 16% ghế. Ngay cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng cung cấp không gian cho các tập đoàn tài chính tác động vào chính sách của mình thông qua cái gọi là Nhóm Liên kết thị trường (MCG).

Mặt trận học thuật

Trong định hướng chính sách, các nghiên cứu học thuật luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, rất nhiều định chế nghiên cứu hoạt động tại Brussels có quan hệ gần gũi với ngành dịch vụ tài chính, Eurofi là một trong số đó. Eurofi tự nhận mình là một “nền tảng cho việc trao đổi giữa các ngành công nghiệp dịch vụ tài chính với các cơ quan công quyền của EU và quốc tế”. Một trong những mục tiêu của nó là để “mở đường cho chính sách hoặc các giải pháp định hướng ngành tài chính”. Chủ tịch của Eurofi là Jacques de Larosière, cố vấn cho BNP Paribas. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ông là Chủ tịch High Level Group, gồm những nhà thông thái của ngành tài chính, có chức năng tư vấn cho EU về cách ứng phó với cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Eurofi đại diện cho quyền lợi của các thành viên gồm Barclays, Fidelity, Goldman Sachs, HSBC và một số khác trong 50 tổ chức lobby lớn nhất ở Anh.

Biếm họa về việc quyền lợi công-tư bị các nhà vận động hành lang làm lẫn lộn.

Biếm họa về việc quyền lợi công-tư bị các nhà vận động hành lang làm lẫn lộn.

Diễn đàn Dịch vụ tài chính Nghị viện châu Âu (EPFSF) cũng là một định chế tương tự. Diễn đàn này tuyên bố tăng cường và tạo điều kiện để “trao đổi thông tin về các dịch vụ tài chính và thị trường tài chính của châu Âu giữa ngành công nghiệp tài chính và các nghị viên của EP”. Ban chỉ đạo của EPFSF có 47 nghị viên EP nhưng có tới 58 thành viên ngành tài chính đến từ các ngân hàng lớn như Barclays, Deutsche Bank, Goldman Sachs, HSBC, JP Morgan, ING Group, Tập đoàn Ngân hàng Lloyds và RBS. Các công ty khác như các công ty bảo hiểm và gã khổng lồ dịch vụ chuyên nghiệp như Deloitte, KPMG và PriceWaterhouseCoopers, cũng có người đại diện. Theo kê khai của EPFSF, trong năm 2014 họ đã chi 300.000-399.999EUR cho hoạt động lobby. Ít nhất 10 sự kiện đã được lên kế hoạch cho năm 2016 bao gồm một bữa ăn trưa với chủ đề “Nhìn lại hệ thống giám sát tài chính châu Âu”; một bữa ăn trưa với sự chủ trì của nghị viên Ashley về “Kế hoạch hành động sắp tới về các dịch vụ tài chính bán lẻ”...

Những định chế nổi bật khác còn có Financial Future và Open Europe. Financial Future là một “diễn đàn thảo luận” được thiết lập và lãnh đạo bởi cựu nghị viên bảo thủ Anh và Phó Chủ tịch Econ, John Purvis, cũng là một tư vấn cao cấp của tổ chức vận động hành lang CabinetDN. Open Europe là một định chế nghiên cứu thị trường tự do có trụ sở ở cả London và Brussels. Định chế này thực hiện nghiên cứu về một loạt chủ đề liên quan đến chính sách của EU và tuyên bố mục tiêu của nó là triệt để cải cách EU, trong đó bao gồm việc “chống lại những tổ chức của người đóng thuế, vốn cổ súy cho sự can thiệp chính sách nhiều hơn”.

Các tin khác