ĐHCĐ Eximbank kết thúc dở chừng

Tên của bạn (*)

(ĐTTCO) - ĐHĐCĐ lần 2 của NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tiến hành sáng 24-4 với nhiều tranh luận và gây cấn ngay từ những phút đầu tiên. Tuy nhiên kết quả kiểm phiếu các nội dung tại đại hội đã được cổ đông bỏ phiếu bị gián đoạn vì lý do giới hạn thời gian.

Đại hội thường niên lần 2 của Eximbank diễn ra tại Khách sạn InterContinental Asiana SaiGon (quận 1, TPHCM). Đây là một trong những khách sạn nằm trong danh sách các khách sạn đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Obama trong chuyến thăm và làm việc tại TPHCM từ chiều 24-5. Do để đảm bảo an ninh phục vụ cho chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ nên buổi làm việc của cổ đông Eximbank đã bị giới hạn phải kết thúc trước 13 cùng ngày.

ĐHCĐ thường niên của Eximbank kết thúc dở dang.
ĐHCĐ thường niên của Eximbank kết thúc dở dang.

Tuy nhiên đến 14h kết quả kiểm phiếu vẫn chưa hoàn thành. Trước tình thế bất khả kháng, chủ tọa đoàn yêu cầu cổ đông bỏ phiếu thông qua việc viêm phong phiếu bầu để tiếp tục kiểm phiếu và công bố sau đại hội. Tuy nhiên chỉ có 47,87% cổ đông biểu quyết đồng ý việc dừng đại hội, trong khi có đến 52% cổ đông biểu quyết không đồng ý dừng việc kiểm phiếu. Đại hội bắt buộc phải dừng lại mà không có nội dung nào được thông qua. Đại diện HĐQT cho biết sẽ tiến hành đại hội bất thường vào thời gian tới.

Ngay khi vừa bắt đầu phần đầu tiên của đại hội, các cổ đông đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về quy chế tiến hành đại hội và nội dung chương trình làm việc. Một số cổ đông đặt vấn đề điều lệ NH quy định chủ tọa đoàn chỉ có 3 thành viên nhưng đại hội hôm nay có đến 5 thành viên.

Trước nhiều ý kiến phản đối của một nhóm cổ đông, 2 thành viên tham gia hỗ trợ chủ tọa đoàn đã phải về lại chỗ làm việc. Riêng phần nội dung làm việc của đại hội cũng không được đa số cổ đông tán thành nên phải tiến hành bỏ phiếu nhiều lần. Cụ thể, theo nội dung phát đi cho cổ đông có 19 nội dung.

Trong phần đầu, chủ tọa đoàn muốn tách nội dung số 5 và 12: Thông qua tờ trình về việc chấp thuận bổ sung kiến nghị của nhóm cổ đông vào chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ; thông qua tờ trình về việc bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020) tối đa 11 thành viên. Tuy nhiên hơn 50% cổ phần biểu quyết yêu cầu phải có 2 nội dung trên trong chương trình làm việc. Cuối cùng đại hội mới được tiếp tục tiến hành với đầy đủ các nội dung bao gồm cả nội dung số 5 và 12.

Sở dĩ có sự tranh cãi ngay từ đầu như trên của một nhóm cổ đông xuất phát từ kiến nghị của 2 nhóm cổ đông. Cụ thể, ngày 14-3, bà Nguyễn Thị Xuân Loan, đại diện nhóm cổ đông nắm giữ số cổ phiếu chiếm tỷ lệ 11,82% cổ phần có phần biểu quyết tại Eximbank, và thư đề ngày 28-2-2016 của ông Phạm Hữu Phương, đại diện nhóm cổ đông nắm giữ số cổ phần chiếm tỷ lệ 10,42% cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank. 2 nhóm cổ đông có cùng yêu cầu đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên 2016 nội dung bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT.

Tuy nhiên, ngày 26-4, Eximbank cũng đã nhận được kiến nghị của nhóm các cổ đông sở hữu tổng cộng 25,95% vốn điều lệ của Eximbank. Theo đó, nhóm cổ đông này đề nghị số lượng thành viên HĐQT của Eximbank là chỉ 9 người như hiện tại. Sau khi đại hội thông qua nội dung làm việc, số lượng thành viên kiểm phiếu cũng gặp nhiều ý kiến của cổ đông. Một số cổ đông muốn tham gia ban kiểm phiếu, số lượng ban kiềm phiếu tăng lên 8 người để tăng tính minh bạch trong kết quả. Theo đó ngoài 3 thành viên kiểm phiếu ban đầu, có 5 cổ đông tự ứng cử vào ban kiểm phiếu của đại hội.

Trong phần thảo luận, rất nhiều cổ đông có ý kiến về tình hình hoạt động của NH. Trong đó một cổ đông thắc mắc các vấn đề liên quan đến nợ xấu ngân hàng giải quyết đến đâu? Những ai trong HĐQT cũ phải chịu trách nhiệm? Theo cổ đông này, việc đại hội lộn xộn ngay thời điểm mở đầu vậy liệu có sự rủi ro nào về xung đột trong quản trị HN hay không. Đồng thời việc bà Loan đại diện nhóm cổ đông ứng cử vào thành viên HĐQT, lại từng là từng lãnh đạo chủ chốt của NamAbank, liệu có sự xung đột giữa Eximbank và NamAbank trong tương lai hay không?

Trả lời về vấn đề nợ xấu, đại diện Eximbank cho biết tính đến 31-12-2015, nợ xấu đã được xử lý được hơn 2800 tỷ đồng, trong đó có 1.575 tỷ đồng đã bán cho nợ cho VAMC. Tính đến 30-9-2015, NH đã bán tổng cộng 6,800 tỷ đồng cho VAMC và số dư còn 5.600 tỷ đồng. Như vậy đã có 1.200 tỷ đồng đã xử lý. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, tổng nợ thu hồi là 950 tỷ đồng, gồm 300 tỷ đồng nợ đã bán cho VAMC. Eximbank liên tục giải quyết hàng tuần các yêu cầu giải pháp xử lý nợ của khách àng. Năm nay, NH đặt kế hoạch là phải xử lý nợ VAMC 2.000 tỷ đồng.

Bắt đầu với nhiều tranh cãi cùng với việc bị giới hạn thời gian, đại hội thường niên của Eximbank phải dừng việc công bố kết quả kiểm phiếu và kết thúc trong tình hình còn nhiều ngổn ngang. Được biết, năm 2015, Eximbank ghi nhận 1.907 tỷ đồng lợi nhuận trước trích lập dự phòng, song phải trích lập các khoản nợ xấu và chi phí tồn đọng những năm trước 1.864 tỷ đồng. Do đó lợi nhuận trước thuế 2015 còn 61 tỷ đồng.

Năm 2016, NH đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 142.500 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2015. Các chỉ tiêu huy động vốn 113.500 tỷ đồng, tăng 15% và tổng dư nợ cấp tín dụng 105.805 tỷ đồng, tăng 10%; lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng.

Các tin khác