Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM và tỉnh Hậu Giang

Gắn kết phát triển 2 địa phương

(ĐTTCO)- TPHCM và tỉnh Hậu Giang vừa tổng kết Tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội được lãnh đạo 2 địa phương ký kết ngày 22-2-2006.

(ĐTTCO)- TPHCM và tỉnh Hậu Giang vừa tổng kết Tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội được lãnh đạo 2 địa phương ký kết ngày 22-2-2006.

 

Trong 10 năm qua Chương trình đã đạt được những thành tựu nhất định như: chương trình hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, hỗ trợ an sinh - xã hội… Thỏa thuận hợp tác giữa hai địa phương được thực hiện với tinh thần hợp tác cao, tạo tiền đề cho sự hợp tác phát triển trong thời gian tới. 

Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Hai địa phương trao đổi học tập kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới, tham quan xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thông Hội và tham quan Khu Nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Củ Chi.

Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng đã tiếp nhiều đoàn tham quan của TPHCM trao đổi kinh nghiệm về mô hình phát triển sản xuất hiệu quả kinh tế cao (mô hình nuôi cá thác lác và mô hình nuôi Ba Ba, Cua Đinh, mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học, nuôi trăn, mô hình trồng nấm rơm và đan đát lục bình; mô hình trồng chanh không hạt…).

Lĩnh vực công nghiệp: Thực hiện chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư của hai địa phương, trong thời gian qua có nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của TPHCM đầu tư tại địa bàn tỉnh Hậu Giang. Hiện tại có 13 doanh nghiệp TPHCM đầu tư vào các khu cụm công nghiệp tại Hậu Giang, trong đó có các doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH MTV Masan, CTCP Nước AquaOne, Công ty TNHH MTV Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Hậu Giang (AnCo), Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng, CTCP Bê tông 620, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Rico, CTCP MêKong Logistics...

Lĩnh vực thương mại – du lịch: Hai địa phương cùng các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, diễn biến cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là trong các ngày Lễ, Tết; trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động quản lý thương mại như quy hoạch và xây dựng hạ tầng thương mại, công tác quản lý khai thác chợ, công tác xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm… đồng thời, phối hợp trao đổi thông tin về nhu cầu kết nối phân phối hàng hóa, góp phần mở rộng hệ thống phân phối và tiêu thụ hàng hóa tại các địa phương.

 Chương trình hợp tác giữa hai địa phương đã đem lại kết quả nhất định tạo điều kiện cho hàng hóa, doanh nghiệp hai địa phương phát triển. Tuy nhiên vẫn chưa phát huy, khia thác hết tiềm năng. Trong giai đoạn hợp tác sắp tới hai địa phương thông nhất khắc phục những yếu kém nói trên để Chương trình đạt kết quả cao hơn.

Các tin khác