Việt phủ Thành Chương:

“Bảo tàng sống” đối mặt bài toán bảo tồn

(ĐTTCO)- Sở hữu bộ sưu tập hơn 2.000 cổ vật Việt Nam, 15 kiến trúc đặc trưng Việt Nam và được ví là “bảo tàng sống”, Việt phủ Thành Chương nơi tái hiện và lưu giữ nhiều không gian thuần Việt, sau 15 năm tồn tại và phát triển đang phải đối mặt với bài toán bảo tồn.

(ĐTTCO)- Sở hữu bộ sưu tập hơn 2.000 cổ vật Việt Nam, 15 kiến trúc đặc trưng Việt Nam và được ví là “bảo tàng sống”, Việt phủ Thành Chương nơi tái hiện và lưu giữ nhiều không gian thuần Việt, sau 15 năm tồn tại và phát triển đang phải đối mặt với bài toán bảo tồn.

 

Từ một khu hoang sơ ở ngoại thành Sóc Sơn, Hà Nội, họa sĩ Thành Chương đã biến nơi đây thành một không gian văn hóa mang đậm bản sắc dân gian. Với diện tích rộng tới gần 8.000m2, họa sĩ Thành Chương đã gìn giữ trên tinh thần sáng tạo những vốn liếng cha ông để lại, được ông kỳ công sưu tầm trong suốt hơn 50 năm.

Năm 2004, Hoàng Hậu Thuỵ Điển Silvia và phái đoàn Hoàng Gia Thuỵ Điển đến thăm Việt phủ Thành Chương là một sự kiện đặc biệt gây chấn động dư luận lúc bất giờ. Khi đó, chính Đại sứ Quán Thuỵ Điển tại Việt Nam đệ trình lên Hoàng gia điểm đến thăm quan này bởi Việt Phủ Thành Chương là quần thể văn hoá thuần Việt,  là một “bảo tàng sống” - a live museum - đầy sáng tạo và giá trị về văn hoá Việt Nam. Sau chuyến thăm đó, nơi đây đã trở thành một trong những điểm thăm quan thú vị của nhiều đoàn khách trong và ngoài nước khi muốn khám phá, chiêm ngưỡng và tận hưởng không gian văn hóa, kiến trúc truyền thống của người Việt.

Raymond Burghard- Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng chia sẻ: “Người ta thường nói, biến giấc mơ thành hiện thực. Nhưng với công trình này, ông là người đã biến hiện thực thành giấc mơ”.

Tuy nhiên, với 15 năm biến cái không thể thành có thể từ chính nguồn vốn của gia đình, giờ đây họa sĩ Thành Chương, chủ nhân của công trình “bảo tàng sống”, đang gặp khó khăn trong việc nuôi khu Việt phủ.

Từ mục đích ban đầu là không gian riêng của gia đình, năm 2009, Thành Chương mở cửa bán vé để lấy một phần kinh phí cho việc vận hành khu Việt phủ, trả lương cho nhân viên, bảo dưỡng công trình... Tuy nhiên,  lợi nhuận hiện nay khá ít ỏi.

Theo nhà văn Nguyễn Văn Thọ, do các kiến trúc ở Việt phủ có nhiều hạng mục làm bằng gỗ nên sau 15 năm, có nhiều chỗ bị mối mọt, phải dỡ ra làm lại. Hay như có khu nhà sàn bị cháy rụi do du khách tham quan vô ý vứt mẩu thuốc lá vào. Để dựng lại công trình ấy cũng mất số tiền 200 triệu đồng.

Chính vì thế, sau 15 năm hình thành và phát triển, tại thời điểm này, với mong muốn tạo được sự cân bằng giữa bảo vệ di sản và việc có đủ nguồn tài chính dành cho hoạt động và phát triển là bài toán khó với người quản lý lĩnh vực di sản quý này.

Dù kêu gọi đầu tư, nhưng họa sĩ Thành Chương cũng bày tỏ quan điểm không dễ dãi trong việc tiếp nhận sự chung tay. “Nó phải là sự hợp tác của các tổ chức văn hóa, các cá nhân có nguồn lực mạnh về kinh tế nhưng cùng tiếng nói và sự hiểu biết về tầm quan trọng của giá trị văn hóa với tinh thần người Việt” - chủ nhân Việt phủ chia sẻ.

Các tin khác