18 thôn vườn trầu - Xưa và nay

(ĐTTCO) - Năm 1930 khi Ðảng Cộng sản Ðông Dương ra đời, 18 thôn Vườn trầu, Hóc Môn, Gia Định, được chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo, cất dấu tài liệu bí mật của Ðảng. Trong khoảng thời gian từ năm 1930-1940, nhiều chiến sĩ cách mạng kiệt xuất như Nguyễn Văn Cừ, Phan Ðăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn... đã được bảo vệ, nuôi giấu ở đây. Và những ngày cuối tháng 8-1945, Bà Điểm - quê hương 18 thôn vườn trầu được Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ chọn là nơi khởi đầu cho Nam bộ phát động quần chúng đứng lên với tầm vông, giáo mác quyết bảo vệ quê hương, bảo vệ thành quả cách mạng. Trên 2 vạn người được trang bị cuốc thuổng, tầm vông vạt nhọn, xếp hàng thứ tự theo đơn vị xã ấp, kèm hai bên là các tự vệ mang băng đỏ; đi đầu và bọc hậu là 2 tiểu đội trang bị súng trường. Dòng người hòa vào đoàn quần chúng tại Hóc Môn, rầm rộ kéo đi giành chính quyền tại dinh Thống đốc Nam Kỳ và bót Tân Bình, quận Phú Nhuận…

(ĐTTCO) - Năm 1930 khi Ðảng Cộng sản Ðông Dương ra đời, 18 thôn Vườn trầu, Hóc Môn, Gia Định, được chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo, cất dấu tài liệu bí mật của Ðảng.

Trong khoảng thời gian từ năm 1930-1940, nhiều chiến sĩ cách mạng kiệt xuất như Nguyễn Văn Cừ, Phan Ðăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn... đã được bảo vệ, nuôi giấu ở đây. Và những ngày cuối tháng 8-1945, Bà Điểm - quê hương 18 thôn vườn trầu được Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ chọn là nơi khởi đầu cho Nam bộ phát động quần chúng đứng lên với tầm vông, giáo mác quyết bảo vệ quê hương, bảo vệ thành quả cách mạng. Trên 2 vạn người được trang bị cuốc thuổng, tầm vông vạt nhọn, xếp hàng thứ tự theo đơn vị xã ấp, kèm hai bên là các tự vệ mang băng đỏ; đi đầu và bọc hậu là 2 tiểu đội trang bị súng trường. Dòng người hòa vào đoàn quần chúng tại Hóc Môn, rầm rộ kéo đi giành chính quyền tại dinh Thống đốc Nam Kỳ và bót Tân Bình, quận Phú Nhuận…

Vùng đất Nam bộ kháng chiến xưa - nay đã đổi thay, chuyển mình đi lên cùng TPHCM và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển của thời kỳ hội nhập. 18 thôn vườn trầu hôm nay đang từng ngày thay da đổi thịt. Từ một vùng đất thuần nông, Bà Điểm hôm nay đang tập trung xây dựng nông thôn mới gắn với thương mại, dịch vụ và du lịch, tiểu thủ công nghiệp… Hiện trên địa bàn xã có trên 600 doanh nghiệp đăng ký hoạt động và gần 3.000 hộ kinh doanh thương mại, hơn 200 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, doanh thu mỗi năm đạt trên 600 tỷ đồng.

Đạt được những đổi thay trên là sự nỗ lực, cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị, của cách làm mới hiệu quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bà Điểm chung tay, cùng xây dựng vùng đất Nam bộ kháng chiến xưa tiến lên ấm no, hạnh phúc.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 1

Lưới điện quốc gia đã phủ sóng hầu hết khu vực 18 thôn vườn trầu xưa.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 2

Vườn trầu của anh Đào Văn Cấp (Út Chớp) ở ấp Tây Lân.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 3

Một lớp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 4

Trường PTTH  Phạm Văn Sáng ở Xuân Thới Sơn.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 5

Trồng rau sạch ở Xuân Thới Thượng.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 6

Khu Tưởng niệm liệt sỹ Ngã Ba Giồng, nơi thực dân Pháp đã xử bắn 903 cán bộ,
đảng viên, nhân dân tham gia cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 7

Làng nghề may tre lá Xuân Thới Sơn.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 8

Trại bò giống tại ấp 1 Xuân Thới Thượng.

18 thôn vườn trầu - Xưa và nay ảnh 9

Làng hoa Hiệp Thành.

Các tin khác