Giấc mơ “Kỳ tích sông Sài Gòn”

(ĐTTCO) - Vào năm 60 của thế kỷ trước, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng mơ ước rằng “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển được như Sài Gòn” và  trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam năm 1993 ông  nói: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”. Sau hơn 40 năm phát triển, chả lẽ những giá trị mà chúng ta sở hữu nay đã cũ kỹ lỗi thời, đã tuột khỏi tay hay có một lực cản nào đó kìm hãm?

(ĐTTCO) - Vào năm 60 của thế kỷ trước, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng mơ ước rằng “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển được như Sài Gòn” và  trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam năm 1993 ông  nói: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”. Sau hơn 40 năm phát triển, chả lẽ những giá trị mà chúng ta sở hữu nay đã cũ kỹ lỗi thời, đã tuột khỏi tay hay có một lực cản nào đó kìm hãm?

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng:

TPHCM phải là nơi đáng sống

Quá trình tụt hậu của TPHCM so với các đối tác trong khu vực có những lý do khách quan, chủ quan nhưng không thể là cái cớ để ngồi đổ lỗi cho nhau. Dù nguyên nhân từ đâu cũng đang khiến tất cả chúng ta cảm thấy tiếc nuối, như một sự thật cay đắng không thể chấp nhận. Do vậy tôi mạnh mẽ kêu gọi Nhân dân thành phố không chấp nhận sự thật đó như một định mệnh.

Trong quá khứ, TPHCM với tên gọi Sài Gòn đã từng tự hào là một trung tâm của cả khu vực, được tôn vinh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Ở đây không chỉ là vấn đề danh hiệu, danh xưng mà là lòng tự trọng và nỗ lực quốc gia. Vì vậy để TPHCM luôn là đầu tàu kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của cả nước, không có phép màu nào khác để tăng tốc phát triển ngoài việc huy động sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp Nhân dân. Chúng ta sẽ cùng nhau phấn đấu hết mình để trước hết TPHCM tiếp tục vững chắc ở vị trí đầu tàu, tiếp tục dẫn dắt sự phát triển cho cả khu vực phía Nam, tiếp tục là động lực cho những mục tiêu chiến lược của cả nước. Và ước muốn lớn hơn là giành lại cho TPHCM ngôi vị trung tâm tài chính, khoa học-công nghệ... của khu vực Đông Nam Á.

Đây chính là lúc mà phong trào thi đua yêu nước cần phải được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, bởi tầm vóc sứ mệnh lớn lao của nó. Vì vậy, trong thời gian tới thay vì đưa ra các khẩu hiệu to tát, hoành tráng, hãy xây dựng từng nội dung hành động chi tiết cho mỗi mục tiêu cụ thể. Chúng ta luôn nhớ, chất lượng cuộc sống mới là thước đo cao nhất, chính xác nhất cho hiệu quả của mọi hoạt động. Chúng ta cùng biến TPHCM thành nơi đáng sống nhất với bất cứ ai, chứ không phải để các đơn vị, các bộ phận hay cá nhân khoe thành tích.

Cách nay 10 năm, trong lời tựa cho cuốn sách có tên “Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn”, tôi có viết: “Bắt đầu từ năm 1980 người ta chính thức gọi Seoul là “Kỳ tích sông Hàn” (Han miracle) trên các phương tiện truyền thông quốc tế để ghi nhận một sự nhảy vọt đến kinh ngạc về kinh tế. Trung Quốc hãnh diện về danh hiệu “Kỳ tích sông Hoàng Phố” khi Phố Đông của Thượng Hải xuất hiện năm 1990. Thượng Hải với Phố Đông đã góp phần tạo nên một Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, là tâm điểm của “kỷ nguyên châu Á” trong thế kỷ 21. Năm 2007, người Hàn Quốc đã nói đến một “kỳ tích sông Hồng” cho Hà Nội và người Nhật Bản nói đến “Kỳ tích sông Sài Gòn” cho TPHCM.  Chúng ta có cơ sở để tin rằng nhất định thế giới sẽ biết đến “Kỳ tích sông Sài Gòn” trong một tương lai không xa”.

 10 năm sau, điều mong mỏi cháy bỏng này chưa có dấu hiệu hiện thực. Những ngày gần đây, truyền thông một lần nữa lại hâm nóng câu chuyện này khi Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đặt vấn đề TPHCM phải lấy lại vị thế “hòn ngọc của Viễn Đông”, phải giành lại vị trí “thành phố số 1 của Việt Nam” và phải trở thành “đặc khu kinh tế như Phố Đông của Thượng Hải”.

Trước đây, lãnh đạo TPHCM chỉ muốn có một đặc khu kinh tế ở Nam Sài Gòn, nhưng khổ nỗi vùng đất này trũng, bị ngập nước, rủi ro cao. Các chuyên gia loay hoay mãi không biết làm sao giải được bài toán này, thì Bí thư Đinh La Thăng đã thay đổi chủ trương phát triển làm sao cả thành phố trở thành đặc khu kinh tế, cả thành phố là một cơ thể hữu cơ thu hút nguồn lực của thế giới và cả nước, từ đó tạo ra những bước phát triển với tốc độ nhanh, mạnh và bền vững, thu hẹp khoảng cách với các thành phố xung quanh, dần xác lập vị thế ngang bằng với họ.

Thật sự, TPHCM có đầy đủ những tiềm năng để trở nên một “kỳ tích”. Thứ nhất, so với tất cả các thành phố và vùng miền khác trong cả nước, TPHCM là nơi có vị thế thuận lợi nhất cho giao thương nội vùng và quốc tế, là cửa ngõ thông thương dễ dàng với thế giới bên ngoài. Ở nơi đây có sân bay quốc tế bay đến hơn 100 quốc gia, có giao thông thủy thông thẳng ra biển Đông, có thể ra phía Bắc và sang Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines rất thuận tiện. Hệ thống đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài nối với các nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan... và nối với hệ thống dải thành phố ven biển miền Trung cũng như Tây nguyên. Sở hữu giao thông thuận tiện là sở hữu tài nguyên lớn.

TPHCM có chỗ cho tất cả mọi người. Một vùng đất hấp dẫn nhà đầu tư trước hết là lợi nhuận, nhưng lâu dài là quan hệ giữa người với người. Sở hữu một vùng đất mà con người thân thiện, tử tế, cởi mở là sở hữu một tài nguyên nhân văn vô giá. Bởi suy cho cùng con người kiếm tiền để được sống tử tế với nhau, không phải kiếm tiền để khoe mẽ.

Thứ hai, trên thế giới không nhiều thành phố có sự ổn định về địa chất và khí hậu tốt như TPHCM: Chưa bao giờ có động đất, hầu như không phải chịu một trận bão nào, chưa khi nào bị hạn hán thiếu nước, mưa nắng 2 mùa rõ rệt. Cha ông chúng ta và những người đi trước đã lựa chọn và xây dựng nên một thành phố thật “thiên thời, địa lợi”, có đủ đất đai, sông nước, rừng biển và cả gió. Nhiều thành phố muốn sở hữu một phần nhỏ trong số đó mà không được. Sở hữu sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng là sở hữu một tài nguyên cực kỳ quý báu.

 Thứ ba, lịch sử của TPHCM cho thấy chưa bao giờ đóng cửa với ai, không tẩy chay, không phân biệt kỳ thị. Bất kể người nào, dù khác biệt màu da, ngôn ngữ, chủng tộc, đã đến đây làm ăn với thiện chí và sự tử tế đều được đón chào. Thứ tư, so với các vùng miền khác trong cả nước, TPHCM là nơi tiếp nhận kinh tế thị trường với những tinh hoa của nó sớm nhất, tiếp nhận nền công nghiệp tiên tiến với các kỹ thuật và công nghệ hiện đại sớm nhất, tiếp nhận văn minh đô thị sớm nhất và đầy đủ nhất trong cả nước. Lịch sử TPHCM cho thấy con người đã nhiều lần vượt qua các khó khăn không bao giờ chịu bó tay thúc thủ trước bất kỳ thách thức nào. Chính từ nơi đây những cái mới, cái đầu tiên xuất hiện sau đó mới lan tỏa ra khắp cả nước. Sớm sở hữu những công nghệ - kỹ thuật tiên tiến của nhân loại là sở hữu một tài nguyên mang giá trị cao của sự cạnh tranh và sáng tạo.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhìn từ trên cao. Ảnh: Thanh Sơn

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhìn từ trên cao. Ảnh: Thanh Sơn

Là một nhà nghiên cứu, dành hết một đời nghiên cứu về đô thị, nghiên cứu về Sài Gòn - TPHCM, cứ mãi vật vã với câu hỏi rằng một thành phố hội tụ trong mình tất cả những gì thuộc về sức mạnh kinh tế, nhân văn và thời đại như thế mà tại sao không làm nên một “Kỳ tích sông Sài Gòn”? Tại sao khoảng cách với Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta, Seoul cứ ngày một dãn rộng ra? Bất kỳ ai trong chúng ta cũng rất đau lòng khi biết được điều này.

 Nhiều người đề cập đến việc cần cho TPHCM một cơ chế đặc thù với một bộ máy và các chính sách đặc biệt. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, bởi vì một cơ chế khác biệt như thế có thể không phát huy được sức mạnh trong một hệ thống không tương thích. Vấn đề ở chỗ không chỉ TPHCM có một cơ chế với mức phân quyền cao, tự chủ mạnh, mà các tỉnh thành khác cũng có quy chế như thế, nếu khác chỉ là cấp độ và quy mô. Tính đồng bộ sẽ giúp cho sự vận hành trơn tru và hiệu quả hơn. 

Các tin khác