Ngành công nghiệp nói dối (K2): Vấn đề đạo đức

(ĐTTCO) - Vấn đề khiến nhiều người quan tâm là liệu những công ty giúp khách hàng nói dối có phải phi đạo đức hay không? Mở rộng hơn, liệu việc nói dối có phải là đáng chê trách? Người ta có hạnh phúc hơn khi biết tất cả sự thật về mọi việc xung quanh mình?

(ĐTTCO) - Vấn đề khiến nhiều người quan tâm là liệu những công ty giúp khách hàng nói dối có phải phi đạo đức hay không? Mở rộng hơn, liệu việc nói dối có phải là đáng chê trách? Người ta có hạnh phúc hơn khi biết tất cả sự thật về mọi việc xung quanh mình?

Ngành công nghiệp nói dối (K1): Dịch vụ “thật hóa”

Mang “tự do” cho mọi người?

Ulmer thường cười phá lên khi nói về những “hợp đồng nói dối”, xem nó như một trò chơi thú vị. Ulmer tin rằng mình đang giúp thế giới tốt đẹp hơn trong vai trò một người giúp nói dối. Theo cách nhìn của anh, những người sử dụng dịch vụ của anh mới là người nói dối, không phải anh. Anh chỉ đơn giản là người sắp xếp mọi thứ, một chuyên gia giúp những cuộc đời gặp rắc rối. “Tôi mang tự do đến cho những người cần nó” - Ulmer nói. Chẳng hạn, anh làm thẻ kinh doanh và viết thư công tác cho một người đàn ông thất nghiệp nhưng muốn có cảm tưởng như mình vẫn có việc làm. Ulmer gửi giấy mời đi dự một cuộc hội thảo công nghệ thông tin cho một người đàn ông muốn đi du lịch một mình không bị vợ bám theo...

Các nhà tâm lý học nói con người ta cần những lời nói dối khi ước vọng và thực tế quá xa nhau. "Nếu chúng ta có thể kiểm soát những bí mật của mình, đảm bảo chúng ở nơi chúng ta mong muốn, khi đó cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn” - nhà tâm lý học Hoa Kỳ Gail Saltz viết. "Nhưng khi bí mật của chúng ta bắt đầu kiểm soát chúng ta, điều vẫn thường xuyên diễn ra, thì cuộc sống bình thường sẽ bị biến thành một cuộc sống khác: Một cuộc sống bí mật. Cảm giác tội lỗi phát triển, thậm chí đôi khi làm người ta phát bệnh. Triệu chứng điển hình bao gồm các vấn đề về dạ dày, khó thở và đau tim”. Vì vậy, về mặt nào đó, nói dối cũng có lợi. Chẳng hạn, việc nói dối thành công giúp kẻ nói dối có cảm giác kiểm soát được cuộc sống phức tạp của mình. Và nói dối có nghĩa là người ta vẫn không phủ nhận những giá trị đạo đức chung (vì biết điều đó sai trái nên họ mới nói dối). Về mặt này, Ulmer đúng khi nói rằng anh đang làm việc tốt.

Thành thật về lời nói dối

Peter Stiegnitz, 76 tuổi, là một một nhà tâm lý học thực hành ở Vienna. Trong 30 năm qua, ông nghiên cứu về những lời nói dối chính đáng và không chính đáng. Stiegnitz đã có vợ và vợ ông hiện đang điều trị ở Bad Vưslau. Ông theo bà đến đó. “Nhìn xem. Một lời nói dối không hơn gì một sự lảng trách sự thật. Và đôi khi việc lảng tránh sự thật đó giúp chúng ta sống tốt hơn” - ông nói. Stiegnitz nghiên cứu tại sao người ta nói dối và phát hiện 40% nói dối để tránh rắc rối hay bị trừng phạt; 14% nói dối vì lịch sự hoặc tránh tổn thương người khác; và 6% nói dối vì lười biếng. Ông cũng phát hiện rằng phụ nữ lớn tuổi thường có khuynh hướng nói dối để được yêu thương. Ông nói rằng khi nói dối phụ nữ thường có các biểu hiện như đỏ mặt, nhìn chằm chằm vào người đối thoại và nhanh chóng thay đổi chủ đề. Phụ nữ nói dối thường xuyên hơn một chút so với nam giới, vì họ có “năng khiếu” giúp nói dối giống thật hơn. Đàn ông thì có nhiều biểu hiện kích động hơn khi nói dối, chẳng hạn gãi đầu gãi tai, đổ mồ hôi, vặn vẹo tay chân...

Điều gì sẽ diễn ra nếu người ta tuyệt nhiên không còn nói dối nữa? “Khi đó, hành tinh này sẽ kết cục hoàn toàn hoang vắng. Sẽ có 100 cuộc chiến tranh mà kết thúc là hoang mạc. Những người cuồng tín sự thật nói dối với chính mình. Những người như vậy thực tế là đang trốn chạy sự thật. Hãy thành thật về sự dối trá của chúng ta!” - ông Stiegnitz khuyên. Vậy thì, tại sao nói dối lại bị người ta chê bai nhiều như vậy? Theo Stiegnitz, vì nói dối nhiều lúc đi vượt giới hạn của nó. Đó là khi người ta nói dối nhằm làm hại người khác, hay thậm chí hại mình. Với những lời nói dối về các quan hệ ngoài hôn nhân, ông cho rằng nó sẽ tích cực nếu mối quan hệ đó đã chấm dứt, và lời nói dối chỉ là để tránh tổn thương người vợ/chồng mình.

Trung thực trong giới hạn

Vậy, liệu có phải tất cả khách hàng của Ulmer đều đang bảo vệ chính họ. Chúng ta sẽ nghĩ gì về một khách hàng của Ulmer, người có cuộc sống 2 mặt trong vài năm qua. Người phụ nữ này đến từ thành phố miền Tây nước Đức, Bielefeld. Tên cô là Sarah. Người đàn ông thứ nhất của Sarah là một quản lý ở miền Nam nước Đức, đã ly dị, có nhà cửa và con cái, một người yêu tự do và thích tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người đàn ông thứ hai là một sĩ quan cảnh sát, thực tế và hài hước, thích bánh mì bơ và hiện đang ở trong một khách sạn chờ Sarah quay lại. Người đàn ông thứ nhất mới gửi hoa đến cho cô vào hôm trước, kèm một tấm thiệp chúc cô có “chuyến đi nhỏ” tốt đẹp. Cô sống cách xa người đàn ông thứ nhất, người đàn ông thứ hai sống rất gần cô. Cô bỏ ra vài ngày cho người này, rồi lại vài ngày cho người kia.

Sarah cho biết có 2 người bạn biết về cuộc sống 2 mặt của cô. Để bảo vệ bí mật, cô đặt password cho điện thoại di động, và mang nó theo cả khi đi tắm. Cô cho biết người đàn ông thứ hai cho cô nhiều niềm vui hơn, nhưng cô lại thích nằm trong vòng tay người đàn ông thứ nhất hơn. Về tình dục, cô cho biết không thích nhiều với cả 2. Khi được hỏi cô có cảm thấy mặc cảm tội lỗi hay không, cô cho biết đã loại trừ ý nghĩ đó, không cho nó nhen nhóm trong đầu mình. Lý do để cô sống cuộc đời 2 mặt? - “Vì tôi quá hạnh phúc. Tôi yêu người đàn ông thứ nhất, và một trong những thứ anh ấy yêu ở tôi là sự tự do của tôi”.

Nhà tư vấn Andrea Bräu cho rằng trong tất cả các trường hợp có 2 gia đình, cả 2 phía đều bị tổn thương, kể cả người nói dối.

Nhà tư vấn Andrea Bräu cho rằng trong tất cả các trường hợp có 2 gia đình,

cả 2 phía đều bị tổn thương, kể cả người nói dối.

Sarah nói chuyện bình thản và thỉnh thoảng lại cười khi kể lại câu chuyện của mình. Rõ ràng cô cảm thấy thoải mái với cuộc đời mình. Cô cảm thấy độc lập và nhiều mong muốn. Cô đã phát triển thói quen nhìn vào mắt cả 2 người đàn ông, thức dậy bên cạnh họ, nói với cả 2 rằng “Em nhớ anh”. Sarah nói cô cố gắng nói dối ít nhất có thể, vì vậy sẽ ít bị phát giác hơn. Cô muốn trung thực trong giới hạn hiện tại. Đối với những dối trá lớn hơn, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, cô nhờ đến công ty giúp nói dối. Cô cho biết nói dối rất mệt mỏi. Sarah cũng không thể hoàn toàn chắn chắc về lằn ranh giữa nói dối tốt và nói dối xấu. Có thể giới hạn là khi những người yêu nhau lại làm hại nhau, hay khi không còn tình yêu nữa lúc người ta làm tổn thương nhau? Có phải người ta hạnh phúc hơn khi không biết một thứ gì đó? Có phải hạnh phúc là sự thật, là biết hết mọi thứ?

Chuyên gia về hôn nhân Andrea Bräu không dùng từ “nạn nhân” và “thủ phạm” trong những vụ ngoại tình, nhưng gọi họ là “chủ động” và “bị động”. Đối với trường hợp có 2 gia đình, bà cho rằng tất cả mọi người đều tổn thương, bao gồm cả bên chủ động, người tại một thời điểm nào đó sẽ không thể làm hài lòng tất cả các bên, thậm chí là bản thân họ. Bräu biết rằng 2 trong số 3 cặp vợ chồng sẽ không thể tồn tại một mối quan hệ lâu dài, bởi vì trong quá trình chung sống và tranh luận họ biết mối quan hệ của họ là không ổn định như họ nghĩ. Brau nói: “Thường không phải bản thân việc có quan hệ ở ngoài gây tổn thương, mà là những dối trá làm phá hủy lòng tin”.

Các tin khác