Ai mua trái phiếu quốc tế Việt Nam?

(ĐTTCO) - Tại Nghị quyết dự toán ngân sách năm 2016 ngày 11-11-2015, Quốc hội đã thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) ra thị trường vốn quốc tế với mức phát hành tối đa 3 tỷ USD, để cơ cấu lại nợ trong nước của Chính phủ, trên cơ sở so sánh, phân tích, đảm bảo có lợi cho quốc gia và chỉ thực hiện trong năm 2015 và năm 2016. Mới đây Bộ Tài chính, cho biết bộ này đang cùng với các bộ, ngành quảng bá về kinh tế Việt Nam đến giới đầu tư quốc tế để chuẩn bị các bước quan trọng cho triển khai phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế như Quốc hội cho phép.

(ĐTTCO) - Tại Nghị quyết dự toán ngân sách năm 2016 ngày 11-11-2015, Quốc hội đã thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) ra thị trường vốn quốc tế với mức phát hành tối đa 3 tỷ USD, để cơ cấu lại nợ trong nước của Chính phủ, trên cơ sở so sánh, phân tích, đảm bảo có lợi cho quốc gia và chỉ thực hiện trong năm 2015 và năm 2016. Mới đây Bộ Tài chính, cho biết bộ này đang cùng với các bộ, ngành quảng bá về kinh tế Việt Nam đến giới đầu tư quốc tế để chuẩn bị các bước quan trọng cho triển khai phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế như Quốc hội cho phép.

Lần phát hành thành công gần nhất của Chính phủ ra thị trường vốn nước ngoài là vào tháng 11-2014. Khi đó Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế với lợi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến 5,12%/năm. Quan sát cho thấy lãi suất phát hành năm 2014 là mức lợi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến nay, so với mức 6,87%/năm đối với trái phiếu phát hành năm 2005 và 6,75/năm năm 2010. Thời điểm đó, cầu mua TPCP Việt Nam gấp 10 lần so với nguồn cung, vào khoảng hơn 10 tỷ USD. Thực ra Bộ Tài chính phát hành vào năm 2014 thành công về 2 mặt, một là lợi suất phát hành chỉ 4,8%/năm, thấp hơn so với mức dự kiến ban đầu khi chào bán, qua đó tiết kiệm được khoảng 32,5 triệu USD tiền thanh toán lãi TPCP (trong 10 năm). Thứ hai, hoán đổi được 54,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2005 và 25,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2010 với tổng lợi ích sau khi hoán đổi là 13,9 triệu USD. Điều này góp phần cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Tại thời điểm hiện nay, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 đạt 6,7%, là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008. Sản xuất công nghiệp tăng 9,6% và đóng góp gần một nửa thành tích tăng trưởng. Các số liệu từ Chính phủ cho thấy, bội chi ngân sách ở mức 5,4% GDP, giảm nhẹ với mức 5,7% của năm 2014. Thu ngân sách tăng 10% và sẽ cao hơn nếu giá dầu và thuế suất thu nhập doanh nghiệp không bị giảm. Tuy nhiên, nợ công, bao gồm cả nợ do Chính phủ bảo lãnh, ước tính lên đến mức kỷ lục 62% GDP, đang tiến sát đến trần nợ công Quốc hội cho phép là 65% GDP. ADB đánh giá tiến độ cải cách kinh tế Việt Nam vẫn còn chậm chạp. Chính phủ đã bán cổ phần thiểu số ở 160 DNNN trong năm 2015, thấp hơn so mục tiêu là 289 doanh nghiệp, nghĩa là nhiều kế hoạch cổ phần hóa không đạt chỉ tiêu đề ra.

Về dự trữ ngoại hối, khối nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research) đã từng đề cập trạng thái căng thẳng trên thị trường ngoại tệ của Việt Nam. Đơn vị này dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), theo đó nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã giảm 6,7 tỷ USD trong quý III-2015, còn 30,3 tỷ USD vào cuối tháng 9-2015. Tuy nhiên, mới đây NHNN cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên đến 40 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

Được biết hiện nay Bộ Tài chính chưa chốt thời điểm phát hành vì bối cảnh thị trường quốc tế chưa thuận lợi. Bởi khi điều kiện huy động vốn trong nước khó khăn, đồng thời bối cảnh thị trường thế giới thuận lợi như năm 2014 với chi phí huy động vốn thấp, mới tiến hành vay trên thị trường tài chính quốc tế. Câu hỏi đặt ra hiện nay là ai sẽ mua TPCP Việt Nam và với lãi suất nào? Vào thời điểm đấu thầu 2014, lãi suất TPCP Việt Nam bằng USD cao hơn lãi suất TPCP Hoa Kỳ cùng kỳ hạn gần 3%. Đây là mức chênh lệch đủ hấp dẫn để lôi kéo nhà đầu tư quốc tế. Tương tự hiện nay, mức lãi suất TPCP Hoa Kỳ là 1,8%/năm. Như vậy nhiều khả năng lợi suất trái phiếu Việt Nam cũng sẽ quanh mức 5%/năm. Và với lợi suất này chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế.

(TPHCM)

Các tin khác