Mục tiêu 70 tỷ USD sau FTA Việt Nam-Hàn Quốc

Sau 6 tháng được ký kết tại Hà Nội, VKFTA đã được Quốc hội Hàn Quốc thông qua hôm nay, mở ra cơ hội nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên gấp 2,5 lần trong 5 năm tới.

Sau 6 tháng được ký kết tại Hà Nội, VKFTA đã được Quốc hội Hàn Quốc thông qua hôm nay, mở ra cơ hội nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên gấp 2,5 lần trong 5 năm tới.

Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) trải qua 2 năm đàm phán và 6 tháng chờ phê duyệt từ phía Quốc hội. Với mục tiêu nâng cao quy mô và chất lượng trong hợp tác đối với lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, VKFTA dự kiến sẽ đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước đạt 70 tỷ USD vào năm 2020.

 Việc ký kết FTA có ý nghĩa rất lớn với thương mại và đầu tư của hai nước. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2014, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số 10 đối tác lớn nhất của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều là gần 29 tỷ USD.​

Thực tế, trước khi ký kết VKFTA, Hàn Quốc đã là đối tác có FTA với Việt Nam trong khuôn khổ FTA ASEAN - Hàn Quốc (gọi tắt là AKFTA). Với tác động của cả hai hiệp định này, số lượng dòng thuế mà Hàn Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt Nam sẽ lên tới con số 11.679 (chiếm 95,44% biểu thuế), còn Việt Nam sẽ xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu thuế).

Về đầu tư, trong năm 2014, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc là 7,32 tỷ USD chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đã đầu tư và đặt nhà máy ở Việt Nam gồm Samsung, Lotte, Keangnam, LG...

 Trong số các sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc, mỹ phẩm (bao gồm phấn má, các loại kem bôi...) sẽ được áp dụng xóa bỏ thuế quan dần đều từ mức cơ sở trong 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Riêng son môi, nước hoa... sẽ áp dụng quy tắc duy trì thuế cơ sở tới năm 2017, trước khi giảm xuống 0-5% đến năm 2021.

Một số sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, FTA vẫn quy định mức hạn ngạch áp dụng. Cụ thể, các sản phẩm tôm nước lạnh được chế biến đông lạnh (bóc vỏ hoặc không), tươi sống hoạc đóng hộp sẽ có hạn ngạch tăng dần từ 10.000 tấn lên 15.000 tấn trong vòng 7 năm. Lượng tôm xuất khẩu trong hạn ngạch sẽ được áp dụng thuế 0%, trong khi thuế ngoài hạn ngạch sẽ duy trì ở mức cơ sở.

Các sản phẩm dệt may của Việt Nam có cơ hội được xuất khẩu sang Hàn Quốc với mức thuế ưu đãi 0% nhờ các quy định về xuất xứ.

Các sản phẩm dệt may của Việt Nam có cơ hội được xuất khẩu
sang Hàn Quốc với mức thuế ưu đãi 0% nhờ các quy định về xuất xứ.

Quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng vẫn tương đối đơn giản. Theo đó, hàng hóa có tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực (RVC) từ 40% trở lên, hoặc đã trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến (thường áp dụng cho dệt may) sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.

Tuy vậy, giống như các FTA khác, VKFTA cũng cho phép cộng gộp xuất xứ. Điều này có nghĩa là nguyên liệu dù được sản xuất từ Việt Nam hay Hàn Quốc đều được coi là có xuất xứ trong quá trình tính toán RCV. Như vậy, rất nhiều sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi này.

Với việc mở của thị trường dịch vụ, VKFTA sẽ có những điều chỉnh cởi mở hơn cho cả hai nước. Cụ thể, Việt Nam mở cửa hơn cho Hàn Quốc trong 2 phân ngành gồm dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị, dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác không kèm người điều khiển.

Trong khi đó, Hàn Quốc sẽ mở cửa hơn cho Việt Nam trong 5 phân ngành, bao gồm dịch vụ pháp lý, chuyển phát, bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt, ngành hỗ trợ dịch vụ vận tải đường sắt và dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên.

Các tin khác