Gỡ vưỡng thủ tục thông quan

Ngày 27/11 tại TPHCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam (VTFA) tổ chức Hội nghị tham vấn VTFA lần 2 với Hải quan TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Ngày 27/11 tại TPHCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam (VTFA) tổ chức Hội nghị tham vấn VTFA lần 2 với Hải quan TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

 

Hội nghị được tổ chức nhằm tháo gỡ những vướng mắc của DN đối với việc áp dụng Quy tắc “xác định trước” trong thông quan và những tác động từ Thông tư 23/2015/TT-BKHCN mới được ban hành quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Theo đánh giá của VTFA, các quy định về xác định trước mã số hàng hóa, trị giá và xuất xứ hàng hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Đáng kể nhất là việc áp dụng đồng bộ Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Xuân Hưng, Phó phòng Pháp chế VCCI TPHCM, phản ánh từ các DN đối với những quy định về xác định trước mã số, trị giá và xuất xứ hàng hóa còn bộc lộ những hạn chế như: Chưa có sự đồng bộ giữa Luật Hải quan và các luật chuyên ngành khác có liên quan đến thủ tục xác định xuất xứ nói chung và xác định trước xuất xứ nói riêng. Thẩm quyền chồng chéo về xác định xuất xứ hàng hóa. Trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan chậm cập nhật thông tin hoặc chưa thực hiện đúng tinh thần của thủ tục điện tử và quy định của pháp luật (chưa đăng đầy đủ thông tin công khai trên web về kết quả xác định trước mã số hàng hóa, không có quy trình xác định trước mã số hàng hóa trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan như quyết định 2135/2015/QĐ-TCHQ).

Từ những hạn chế nêu trên, các DN kiến nghị cơ quan Hải quan cần thay đổi cách tiếp cận giải quyết vấn đề theo hướng khi DN có đề nghị xác định trước chỉ cần căn cứ vào tính đầy đủ của thông tin được cung cấp thay cho tính đầy đủ của hồ sơ cần cung cấp. Vấn đề hậu kiểm sẽ được tiến hành sau và nếu có sai phạm thì DN hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Về hiệu lực của văn bản xác định trước, theo các DN, hiệu lực của văn bản xác định trước không nên quy định chung cho cả 3 trường hợp xác định trước về mã số, xuất xứ và trị giá (không quá 3 năm) như hiện nay mà cần phân chia cụ thể theo từng lĩnh vực. Cụ thể, văn bản thông báo xác định trước về trị giá có thể có hiệu lực ngắn hơn 3 năm vì tính chất biến động vốn có của giá cả, trong khi văn bản thông báo xác định trước về mã số và xuất xứ cần có thời gian, hiệu lực dài hơn (ví dụ không ít hơn 3 năm) vì chúng có tính ổn định khá cao.

Cũng tại hội nghị, theo các DN, quy định cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng trên 10 năm theo Thông tư 23/2015/TT-BKHCN mới được Bộ KH&CN ban hành thay thế cho Thông tư 20 năm 2014 là chưa thực tế, bởi theo các DN, đối với từng ngành nghề khác nhau, máy móc, công nghệ có tuổi đời và niên hạn sử dụng, mức độ khấu hao là khác nhau.

Ông Đỗ Phước Tống, Giám đốc Công ty Cơ khí Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TPHCM cho rằng, việc quy định 10 năm như thế là thiếu thuyết phục. Có những máy móc, thiết bị của một số nước, sử dụng mới được vài năm nhưng vẫn thua xa các máy móc đã qua sử dụng trên 10 năm của các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Bên cạnh đó, ông Tống cũng cho rằng, đối với riêng ngành cơ khí, các DN Việt Nam chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, hạn chế về năng lực tài chính, trong khi để sở hữu được những thiết bị, máy móc cơ khí mới, cần một nguồn vốn lớn, chính vì vậy, việc sử dụng đồng bộ máy móc mới là khó khả thi với DN.

Cũng như hiện nay, các DN cơ khí trong nước chủ yếu đang sử dụng máy móc cũ, nếu trong quá trình sản xuất có những thiết bị hư hỏng, cần nhập về thay thế, trong khi thiết bị đó ở nước ngoài cũng không sản xuất nữa, muốn nhập về phải nhập thiết bị cũ, khi đó DN sẽ bị vướng vào Thông tư 23.

Các tin khác