Bùng nổ dự án ăn theo metro

Hàng loạt tuyến metro được quy hoạch và một số đang triển khai xây dựng tại TPHCM. Tuy nhiên tuyến metro đầu tiên (Bến Thành- Suối Tiên) đến năm 2020 mới có thể đưa vào khai thác, còn các tuyến còn lại đều chưa xác định được thời gian cụ thể. Dù vậy, thời gian qua nhiều dự án BĐS ăn theo metro được quảng bá rầm rộ, vậy metro tác động như thế nào đến giá trị của BĐS?

Hàng loạt tuyến metro được quy hoạch và một số đang triển khai xây dựng tại TPHCM. Tuy nhiên tuyến metro đầu tiên (Bến Thành- Suối Tiên) đến năm 2020 mới có thể đưa vào khai thác, còn các tuyến còn lại đều chưa xác định được thời gian cụ thể. Dù vậy, thời gian qua nhiều dự án BĐS ăn theo metro được quảng bá rầm rộ, vậy metro tác động như thế nào đến giá trị của BĐS?

Rầm rộ quảng bá

Mới đây nhất, CTCP Địa ốc Thanh Yến (Thanh Yến Land) đưa ra thị trường dự án căn hộ Dopotmetro Tham Lương (quận 12). Dự án nằm cận kề trạm cuối (giai đoạn 1) của tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Trước đó Thanh Yến Land cũng đưa ra thị trường dự án căn hộ Depot Thủ Đức, tọa lạc ngay trạm dừng của tuyến metro số 1 tại ngã tư Thủ Đức… Ngoài Thanh Yến Land, hàng loạt chủ đầu tư cũng không bỏ lỡ cơ hội quảng bá cho những dự án gần tuyến metro số 2 khi đưa ra thị trường như dự án căn hộ chung cư Sơn Kỳ Building (Tân Phú), Gia Định Plaza (quận 12), Thành Công Tower, Phúc Yên, 12 View, Kim Tâm Hải…

 Hàng loạt dự án BĐS nằm dọc hoặc lân cận tuyến metro số 1 cũng được chủ đầu tư tận dụng quảng bá như là một lợi thế nổi bật và trong tương lai sẽ thuận lợi cho việc đi lại, gia tăng giá trị BĐS. Chẳng hạn, khu dân cư Masteri Thảo Điền quy mô hơn 3.000 căn nằm sát tuyến metro đang được xây dựng, dự án này cũng có vị trí kết nối trực tiếp với ga An Phú (ga số 7) của tuyến tàu điện đô thị Bến Thành - Suối Tiên.

Ở gần ga công viên Văn Thánh và Tân Cảng (trạm số 4 và 5) của tuyến metro đầu tiên tại TPHCM cũng nổ ra cuộc đua của 2 đại gia địa ốc là Tập đoàn SSG và Vingroup, đang triển khai dự án SSG Tower và Vinhomes Central Park. Ngoài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đang thi công và tuyến metro số 2 (Bến Thành -Tham Lương) đang triển khai một số hạng mục, TPHCM dự kiến xây dựng thêm 6 tuyến metro khác đó là các tuyến: Thủ Thiêm - bến xe Tây Ninh, Nguyễn Văn Linh - cầu Bến Cát, cầu Sài Gòn - bến xe Cần Giuộc, Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm, Bến Thành - Tân Kiên và ngã 6 Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước. Riêng tuyến số 1 và số 2 đang được triển khai xây dựng và liên tục chậm tiến độ, trong khi đó những dự án metro còn lại mới còn nằm trên giấy nhưng khi có dự án nằm gần chủ đầu tư cũng không ngần ngại gắn mác metro như một lợi thế vượt trội của dự án.

Tác động ra sao?

TS. Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia đô thị học, cho rằng lẽ ra chính quyền TPHCM nên triển khai các dự án metro sớm hơn để cải thiện tình hình giao thông. Các dự án đang triển khai như tuyến số 1 và tuyến số 2 lại quá chậm, thời gian hoàn thành liên tục thay đổi, mức đầu tư liên tục đội vốn… Theo TS. Hòa, khi metro đi vào hoạt động sẽ góp phần đáng kể vào việc đi lại của người dân, đặc biệt là cư dân lân cận tuyến metro chạy qua. Khi cả 6 tuyến metro đều đi vào hoạt động, diện mạo TPHCM sẽ có cuộc cách mạng lớn. Tàu điện sẽ làm thay đổi thói quen di chuyển của người dân theo thời gian, từ đó tác động đến giá trị của BĐS.

Trong khi đó, theo khảo sát của bộ phận nghiên cứu Công ty CBRE, các BĐS nằm trong khu vực tuyến tàu điện ngầm số 1 chạy qua bao gồm các quận Bình Thạnh, 2, 9 và Thủ Đức hiện tại đang chào bán với mức giá nhỉnh hơn 2-5% so với các căn hộ có mức độ hoàn thiện và tiện ích tương tự nhưng không nằm gần tuyến đường sắt đô thị. Giá chào bán của các dự án căn hộ cao cấp tại quận 2 tăng từ mức trung bình 1.490USD/m2 năm 2012 lên 1.650USD hiện nay, tăng 11% so với mức tăng 3% trên toàn TP. CBRE tin rằng trong tương lai, khi các tuyến metro đi vào hoạt động, giá đất của khu vực cách ga tàu điện trong vòng mười phút đi bộ có thể tăng 10-20% so với giá đất ở các khu vực khác.

Với lưu lượng dự kiến khoảng 186.000 hành khách mỗi ngày cho tuyến tàu điện đầu tiên tại TPHCM, cơ hội càng rõ nét hơn đối với thị trường bán lẻ do các trung tâm thương mại thường được phát triển trong cộng đồng đông dân cư để có thể hưởng lợi từ mật độ giao thông bộ hành cao. Mặt khác, tuyến tàu điện cũng sẽ giúp mở rộng khu vực khách mua sắm tiềm năng thông qua việc tiết kiệm chi phí đi lại cho khách mua sắm ở xa, khuyến khích họ năng đến khu vực ngoài trung tâm TP để mua sắm.

Nhiều dự án BĐS đang mọc lên gần các trạm đưa đón hành khách của tuyến metro đầu tiên tại TP HCM.

Nhiều dự án BĐS đang mọc lên gần các trạm đưa đón

hành khách của tuyến metro đầu tiên tại TP HCM.

Bà Dương Thùy Dung, Trưởng phòng Nghiên cứu Thị trường & Tư vấn Phát triển CBRE, cho biết một trong những điều lâu nay cản trở sự phát triển của TPHCM là hệ thống cơ sở hạ tầng không đồng bộ và giao thông công cộng thiếu hiệu quả. Đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, bất cứ vị trí nào cách xa khu vực trung tâm khoảng nửa giờ lái xe đều không được coi là một cơ hội đầu tư hấp dẫn. Vì vậy, chúng ta có thể mong đợi sự phát triển các dự án phức hợp bao gồm chung cư, căn hộ, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, các tụ điểm sinh hoạt ngoài trời, cơ sở giáo dục, văn hóa và các điểm tham quan khác xoay quanh nhà ga tàu điện.

Trao đổi với ĐTTC, ông Bùi Cao Nhật Quân, Phó Chủ tịch Novaland, cho rằng metro chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS TPHCM. Khi metro hình thành sẽ kèm theo sự phát triển các trung tâm mua sắm, các khu đô thị mới dọc các tuyến metro. Theo ông Marc Towsend, chuyên gia BĐS, về lý thuyết, một tòa nhà nằm gần trạm trung chuyển công cộng thường có giá thuê hoặc giá bán cao hơn so với những tòa nhà nằm xa hơn vì hệ thống giao thông công cộng tốt cho phép cư dân sống gần đó dễ dàng di chuyển đến các điểm quan trọng. Điều này đã được kiểm chứng tại một số quốc gia với giá bán nhà tại những nơi gần hệ thống giao thông công cộng có giá trị cao hơn từ 6-45%. Tuy nhiên, việc xây dựng các tuyến metro quá chậm sẽ làm mất đi nhiều cơ hội.

Các tin khác