HỘI THẢO "PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG"

Tái cơ cấu ngành thủy sản

Tự do hóa thương mại hàng nông sản đang diễn ra với tốc độ ngày càng tăng. Phân công lao động trong chuỗi giá trị hàng thủy sản toàn cầu ngày càng sâu sắc với mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao, từ nghiên cứu, sản xuất đến marketing và phân phối sản phẩm. Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế phổ biến hiện nay, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội, kể cả với các nước đang và kém phát triển.

Tự do hóa thương mại hàng nông sản đang diễn ra với tốc độ ngày càng tăng. Phân công lao động trong chuỗi giá trị hàng thủy sản toàn cầu ngày càng sâu sắc với mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao, từ nghiên cứu, sản xuất đến marketing và phân phối sản phẩm. Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế phổ biến hiện nay, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội, kể cả với các nước đang và kém phát triển.

Thiếu sự hợp tác, liên kết

Cùng với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, thủy sản Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nước ta mới tham gia khâu giá trị gia tăng thấp. Chính vì vậy, tiếp cận giá trị gia tăng thông qua việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản đang trở thành yêu cầu cấp thiết, góp phần tái cơ cấu thành công ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xu hướng toàn cầu hóa và mở rộng thị trường quốc tế, cũng như sự gia tăng nhanh các tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nước đang phát triển, đã tạo ra nhiều cơ hội trong sản xuất và đáp ứng nhu cầu các thị trường mới nổi. Điều này có nghĩa các nhà sản xuất phải có sự kiểm soát tốt hơn nhằm đảm bảo chất lượng và giá trị gia tăng cho các sản phẩm; đồng thời thích ứng được các tiêu chuẩn cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), các quy định nghiêm ngặt về môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động…

Là nước có nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng thủy sản, Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cá tra, tôm nước lợ, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thủy sản Việt Nam đã bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và VSATTP. Vì vậy, dù là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản nhưng tính bền vững trong sản xuất của ngành chưa cao, đang bộc lộ những khiếm khuyết lớn từ giống, kỹ thuật cho đến thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và tiêu thụ. Thủy sản Việt Nam đã từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới dừng ở việc cung cấp đầu vào là sản phẩm sơ chế, trong khi giá trị gia tăng đối với mặt hàng thủy sản chủ yếu do khâu chế biến, đóng gói và hoạt động thương mại mang lại còn thấp so với tiềm năng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên do sự lạc hậu về công nghệ trước và sau thu hoạch, trình độ hạn chế và thiếu liên kết của các tác nhân tham gia chuỗi từ khâu sản xuất đến thương mại. Bên cạnh đó, các yếu tố thúc đẩy và phát triển chuỗi như dịch vụ hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, vai trò của các hiệp hội ngành hàng, cơ quan liên quan còn hạn chế. Mặt khác, trong định hướng phát triển trước đây, chúng ta quá chú trọng đến sản lượng và số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến giá trị gia tăng của sản phẩm.

Chuỗi giá trị thủy sản nhìn tổng quát là tập hợp các hoạt động từ tác nhân cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến và phân phối sản phẩm cuối cùng (Sơ đồ 1). Trong chuỗi giá trị này, tác nhân chính vận hành chuỗi bao gồm nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, người nuôi/khai thác, thương lái/nậu vựa thu mua, công ty chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ và nhà xuất khẩu đang hình thành tự phát và ô hợp, bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh đó còn có các tác nhân hỗ trợ khác tham gia ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Ở cấp vĩ mô gồm tổ chức và cơ quan nhà nước, tạo nên môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách phát triển ngành, dịch vụ công cộng, kết cấu hạ tầng… Ở cấp vi mô bao gồm nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu và phát triển công nghệ, thỏa thuận về những tiêu chuẩn chuyên môn. Ở 2 cấp độ này đều bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy hiệu quả.

Điều dễ nhận thấy trong chuỗi giá trị thủy sản hiện nay là thiếu sự hợp tác/liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Tại nhiều địa phương có sự chi phối lớn của các cơ sở thu mua/nậu vựa làm hạn chế sự hợp tác giữa người đánh bắt và nhà chế biến xuất khẩu. Do vậy, các hợp đồng giữa tác nhân khai thác và chế biến xuất khẩu hầu như không có.

Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị thủy sản tổng quát.

Sơ đồ 1: Chuỗi giá trị thủy sản tổng quát.

Định hướng xây dựng chuỗi giá trị

Để xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành thủy sản bền vững, cần giải pháp liên hoàn trong quản lý và kiểm soát chặt chẽ tất cả khâu trong chuỗi, từ nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm khắc phục các mối nguy tiềm ẩn, giảm tối đa rủi ro trong quá trình sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản là xu hướng tất yếu, là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giúp ngành thủy sản tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây là cách tiếp cận thông tin thị trường hiệu quả nhất để thay đổi về chất và gia tăng giá trị của sản phẩm thủy sản, tạo tiền đề để phân phối hài hòa lợi ích và rủi ro cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thủy sản cũng như chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Trong đó doanh nghiệp chế biến thủy sản là tác nhân quan trọng nhất chi phối hoạt động của chuỗi, đến từng tác nhân tham gia thông qua các cam kết về giá bán và giá thu mua nguyên liệu theo tín hiệu của thị trường, tạo tiền đề cho sự tham gia sâu và rộng hơn chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.

Muốn làm được điều này, Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thủy sản, thông qua các hình thức liên kết dọc và ngang theo chuỗi giá trị sản phẩm. Cụ thể: (i) Liên kết ngang là liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh. (ii) Liên kết dọc là liên kết theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu thụ. Doanh nghiệp chế biến thủy sản phải là hạt nhân của chuỗi giá trị thủy sản, các tác nhân tham gia chuỗi là các vệ tinh, vệ tinh liên kết với hạt nhân thông qua chính sách hỗ trợ của Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ thông qua hợp đồng kinh tế. Giá bán cuối cùng sản phẩm của từng tác nhân tham gia không thấp hơn giá thành sản xuất của sản phẩm, đặc biệt giá sản phẩm xuất khẩu cuối cùng đến người tiêu dùng phải đảm bảo có lãi, tức giá bán sản phẩm cuối cùng phải có ý kiến đồng thuận của các tác nhân tham gia.

Cần nâng cấp các tác nhân tham gia chuỗi giá trị theo chiều sâu (gia tăng giá trị sản phẩm) thay vì theo chiều rộng (gia tăng sản lượng để gia tăng giá trị), trên cơ sở tuân thủ các tín hiệu thị trường nhằm hạn chế tối đa tình trạng “được mùa rớt giá, mất mùa được giá”, thông qua các hình thức liên doanh, liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần minh bạch trong cung cấp các thông tin thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng cho các tác nhân tham gia chuỗi để tổ chức sản xuất, thu mua, bảo quản và chế biến ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường và khách hàng.

Để tăng cường chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản, điều cốt lõi phải đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng giống, sản xuất giống sạch bệnh; tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết doanh nghiệp - hộ nuôi trồng thủy sản; nâng cao chất lượng, bảo đảm VSATTP, các tiêu chuẩn SPS; phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bằng cách đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; hỗ trợ việc cấp chứng nhận và xây dựng thương hiệu; mở rộng liên kết dọc và quản lý chuỗi nuôi trồng thủy sản; thành lập các hiệp hội ngành hàng; cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các chính sách thuế, tín dụng; xây dựng và phát triển sàn giao dịch một số mặt hàng chủ lực như tôm nước lợ, cá tra; cung cấp thông tin giá cả, nâng cao tính minh bạch trên thị trường…

Hài hòa quyền lợi

Thực tiễn về chuỗi giá trị thủy sản, các tác nhân tham gia chuỗi thường phát triển một cách tự do, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn về phân chia lợi ích giữa các bên. Trong đó bên sản xuất (nuôi trồng và khai thác) thường chịu thua thiệt hơn; bên thu mua, chế biến và thương mại thường có quyền áp đặt và hưởng lợi nhiều hơn. Do vậy quá trình phát triển chuỗi thường thiếu ổn định, không bền vững. Các bài học kinh nghiệm thành công đều chỉ ra sự can thiệp của Nhà nước, vai trò của các hiệp hội rất quan trọng để đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế của các bên liên quan, nhất là đảm bảo lợi ích kinh tế tương xứng với đóng góp của người sản xuất.

Để đẩy mạnh và phát triển chuỗi giá trị thủy sản, Chính phủ cần ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi về nguồn vốn, bao gồm ưu đãi về lãi suất và kỳ hạn vay tái cấp vốn cho ngư dân/người nuôi, nhằm giảm sự phụ thuộc về tài chính vào thương lái/nậu vựa, tránh tình trạng ép giá. Cần có hướng dẫn cụ thể về cơ chế phối hợp giữa hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các quy định về VSATTP, chứng nhận chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu; đấu tranh và đối phó với các rào cản thương mại quốc tế, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong xây dựng và phát triển chuỗi.

Chế biến tôm xuất khẩu.
Chế biến tôm xuất khẩu.

Ngoài ra, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các khâu trong chuỗi, tổ chức lại mô hình các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức hợp tác, liên kết thành các tổ hợp tác, tổ chức cộng đồng, HTX, nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Xác định các mô hình trong khai thác và nuôi trồng thủy sản phù hợp để chuyển đổi các hộ nuôi/khai thác nhỏ lẻ hiện nay tham gia chuỗi giá trị thủy sản, nâng cao thu nhập nông dân.

Các tin khác