Sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị

Để triển khai thực hiện dự án sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, tỉnh Bình Định đã ban hành chính sách hỗ trợ ngư dân, cụ thể hỗ trợ chủ tàu cải tạo hầm bảo quản, đầu tư hầm hạ nhiệt với mức 30 triệu đồng/tàu; hỗ trợ khuyến khích thuyền viên thực hiện quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương với mức 50.000 đồng/kg sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu tươi, nguyên con dạng sashimi.

Để triển khai thực hiện dự án sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, tỉnh Bình Định đã ban hành chính sách hỗ trợ ngư dân, cụ thể hỗ trợ chủ tàu cải tạo hầm bảo quản, đầu tư hầm hạ nhiệt với mức 30 triệu đồng/tàu; hỗ trợ khuyến khích thuyền viên thực hiện quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương với mức 50.000 đồng/kg sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu tươi, nguyên con dạng sashimi.

Là một chủ tàu, ngư dân nghề khai thác cá ngừ đại dương, tôi tin tưởng với cách thức tổ chức mô hình sản xuất cá ngừ đại dương theo chuỗi sẽ nâng cao chất lượng, giá trị cá ngừ đại dương, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngư dân và doanh nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Định.

Từ năm 2011 đến nay hầu hết bà con ngư dân đã chuyển từ nghề câu vàng sang nghề câu tay kết hợp ánh sáng. Bởi lẽ nghề này có một số ưu điểm hơn như thời gian đi biển ngắn ngày (khoảng 20-22 ngày, thay vì 35-45 ngày); chi phí chuyến biển thấp (từ 90-100 triệu, thay vì 180-200 triệu); số lao động chỉ từ 5-7 người, thay vì 9-12 người); thời gian làm việc ít hơn (từ 10-12 giờ, thay vì 20-22 giờ/ ngày đêm); thuyền viên làm việc ở trên tàu, thay vì phải xuống thúng câu mực để làm mồi. Bên cạnh một số ưu điểm nêu trên, nghề câu tay kết hợp ánh sáng đang tồn tại rất nhiều nhược điểm:

- Về chất lượng cá ngừ: Đặc thù ngư trường nghề khai khác cá ngừ đại dương rất xa bờ, ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Muốn được sản lượng vào bờ, tàu phải chạy từ 50-100 giờ, chưa kể gặp phải thời tiết xấu. Do ngư trường xa, thời gian đi biển dài ngày nên chất lượng cá giảm, đặc biệt khó xuất khẩu dạng ăn tươi sashimi (do thịt cá bị cháy khoảng 10%).

- Về cách thức thu mua: Nếu tàu vào bờ sớm chất lượng cá tốt, giá vẫn không cao vì cách thức thu mua cá của nậu vựa hiện nay không mua theo chất lượng phân loại mà mua xô, tốt xấu như nhau. Nếu tàu cá nào làm cá tốt ngoại hình đẹp họ khuyến khích bằng cách tặng bia hoặc thêm 1.000-2.000 đồng/kg cá. Mua bán theo kiểu này không thể khuyến khích ngư dân làm tốt hơn sản phẩm của mình, vì có làm tốt giá bán cũng không hơn bao nhiêu.

Do đặc điểm câu tay kết hợp ánh sáng nên hầu hết tàu thuyền tập trung về bờ và lên cá cùng lúc theo tuần trăng từ ngày 8 đến 12 Âm lịch, đã gây ra số lượng cá tăng đột biến, tạo điều kiện cho thương lái đầu nậu ép giá. Mặt khác qua tuần nghỉ trăng, tàu xuất bến ra biển đồng loạt từ ngày 17 đến 22 Âm lịch, cũng gây nên tình trạng quá tải tất cả dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là chất lượng đá lạnh không được đảm bảo do thời gian chạy chưa đạt chuẩn…

Thực hiện Đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” được Bộ NN-PTNT phê duyệt và nhằm hạn chế, khắc phục các mặt tồn tại nêu trên, tỉnh Bình Định và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đang hợp tác thực hiện dự án “Chuyển giao công nghệ, ngư cụ của Nhật để khai thác, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cá ngừ đại dương”. Nội dung hoạt động chính là tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị từ khai thác, sơ chế bảo quản trên biển, hậu cần vận chuyển vào bờ, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, giá trị cá ngừ đại dương để tăng thu nhập, hiệu quả sản xuất cho ngư dân và doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức sản xuất cá ngừ đại dương theo chuỗi của Bình Định bao gồm 3 bên, gồm nhóm tàu khai thác - CTCP Thủy sản Bình Định - Liên danh Kato - Yamada, Nhật Bản, với các công đoạn: (i) Nhóm tàu 25 chiếc đánh bắt cá ngừ đại dương, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho chuỗi (áp dụng công nghệ, kỹ thuật khai thác, xử lý và bảo quản cá ngừ do Nhật Bản chuyển giao). (ii) CTCP Thủy sản Bình Định ký hợp đồng tiêu thụ cá ngừ đại dương với từng chủ tàu của nhóm 25 tàu nêu trên. Giá thu mua theo đánh giá phân loại chất lượng (tăng 20% đối với cá ngừ đạt chất lượng xuất khẩu tươi nguyên con dạng sashimi, các loại còn lại tăng 3.000 đồng/kg). (iii) Liên danh Kato-Yamada, là đại diện của CTCP Thủy sản Bình Định tại Nhật Bản, tiếp nhận cá và đưa vào trung tâm bán đấu giá hoặc tiêu thụ tại các cửa hàng liên kết với chuỗi.

Đánh bắt cá ngừ đại dương tại Bình Định theo công nghệ Nhật Bản.

Đánh bắt cá ngừ đại dương tại Bình Định theo công nghệ Nhật Bản.

Qua đây, tôi có một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển tổ chức sản xuất theo chuỗi nói riêng, phát triển bền vững nghề cá ngừ đại dương nói chung, như sau: Nên xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng lượng tàu thuyền đang khai thác thủy sản, trong đó có nghề khai thác cá ngừ đại dương phù hợp với nguồn lợi. Hiện nay số lượng tàu thuyền phát triển tự phát ngày càng gia tăng dẫn đến sản lượng ngày càng giảm sút. Quy hoạch lại sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, thành lập các nhóm và tổ đội sản xuất, cải tiến công nghệ đánh bắt sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Tạo điều kiện vốn cho doanh nghiệp đóng tàu dịch vụ thu mua cá ngừ trực tiếp trên biển, giảm dần các nậu vựa trung gian; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ngư dân tìm ra tiếng nói chung về cách khai thác, sơ chế, thu mua, chế biến, xuất khẩu theo chuỗi giá trị ngành hải sản.

Các tin khác