Quan tâm phát triển hướng Đông

Trong số báo ra ngày 9-11-2015, ĐTTC có bài “TPHCM: Vùng động lực phát triển kinh tế, ghi nhận những thành tựu quan trọng trong quản lý, phát triển quy hoạch đô thị của TPHCM. Để có thêm thông tin, tòa soạn đăng tải kiến của TS.KTS Lê Văn Năm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TPHCM và Ths.KTS Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm thông tin Quy hoạch TPHCM, xung quanh vấn đề này.

Trong số báo ra ngày 9-11-2015, ĐTTC có bài “TPHCM: Vùng động lực phát triển kinh tế, ghi nhận những thành tựu quan trọng trong quản lý, phát triển quy hoạch đô thị của TPHCM. Để có thêm thông tin, tòa soạn đăng tải kiến của TS.KTS Lê Văn Năm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TPHCM và Ths.KTS Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm thông tin Quy hoạch TPHCM, xung quanh vấn đề này.

Khu vực thuận lợi cho đầu tư

Điểm sáng trong phát triển khu Đông là sự hình thành và phát triển khu công nghệ cao, đã thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI vào các ngành mũi nhọn công nghiệp, góp phần tích cực vào định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp của TPHCM. Đặc biệt ảnh hưởng lan tỏa của khu Đông đối khu vực lân cận và toàn TP là rất đáng kể.

Trong quá trình thực thi quy hoạch Tổng mặt bằng TPHCM sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1993, đến nay nhiều chuyên gia nghiệm ra rằng trong các hướng phát triển đã được đề ra, cần đặc biệt quan tâm đến hướng Đông của TP. Đây là khu vực nằm phía bờ Đông sông Sài Gòn, tiếp giáp huyện Nhơn Trạch và Long Thành (tỉnh Đồng Nai) về phía Nam và Đông qua sông Đồng Nai, và huyện Thuận An, Dĩ An (tỉnh Bình Dương) về phía Bắc. Khu vực này gồm 3 quận (2, 9, Thủ Đức) được chia ra từ huyện Thủ Đức cũ năm 1997.

Trong quy hoạch vùng TPHCM, hướng Đông của TP sẽ phát triển tiếp nối với 2 trục chính: trục hướng Đông kết nối với TP Biên Hòa, sân bay và đô thị mới Long Thành hướng ra đô thị Dầu Giây; hướng Đông Nam kết nối với các đô thị công nghiệp với quy mô lớn như Nhơn Trạch, Long Thành (Phú Mỹ) kéo dài tới các đô thị du lịch và dịch vụ như Bà Rịa, Long Hải, Vũng Tàu... Trên hướng này, quy mô đất đai rất lớn, địa hình cao ráo, nền đất cứng, rất thuận lợi hình thành và phát triển các đô thị lớn. Ngoài ra, nhiều công trình giao thông lớn của khu vực phía Nam đều nằm trong khu vực hướng Đông (sân bay quốc tế Long Thành, cảng nước sâu Cái Mép...).

Quy hoạch chung của TPHCM cũng được lập trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với quy hoạch vùng, theo hướng đa tâm, đa chức năng. Theo đó, TP phát triển chính theo hướng Đông và Đông Bắc. Trên hướng Đông, địa bàn quận 2, 9, Thủ Đức tập trung bố trí trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm; trung tâm cấp TP ở Tam Đa, phường Long Trường; các trung tâm chuyên ngành lớn như khu công nghệ cao, khu Đại học Quốc gia, khu phức hợp Trường Thọ, khu thể dục thể thao Rạch Chiếc... Hướng Đông được bố trí mảng xanh nhiều hơn so với các quận nội thành, với nhiều khu vực đặc biệt như cù lao Long Phước, Công viên lịch sử các dân tộc, sân golf quận 9, Thủ Thiêm.

Trong vòng 10 năm qua, chính quyền TP đã thực hiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông đô thị trên địa bàn hướng Đông. Về giao thông đường bộ, tiêu biểu như Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ kết nối trung tâm TP hiện hữu với khu đô thị mới Thủ Thiêm và Xa lộ Hà Nội; đường vành đai phía Đông kết nối đường Nguyễn Văn Linh, qua quận 2, 9 với cầu Phú Mỹ và kết nối với Khu công nghệ cao, tiến tới khép kín đường vành đai 2; dự án đường vành đai 3 đang khẩn trương triển khai để kết nối từ phía Tây, Tây Nam với đô thị Nhơn Trạch, Long Thành và Bình Dương. Các trục đường lớn khác như Phạm Văn Đồng, Xa lộ Hà Nội đã và đang hoàn thành.

Bên cạnh đó, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dự kiến hoàn thành năm 2018, khu cảng Cát Lái đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung, sắp tới còn có tuyến đường sắt kết nối với ga trung tâm Thủ Thiêm cùng nhiều phương tiện giao thông nhanh phát triển ngoạn mục tại khu vực hướng Đông. Có thể nói, trong tương lai không xa, địa bàn này sẽ được kết nối rất tốt với tổng thể chung của vùng và những khu vực khác của TP để trở thành một khu vực rất thuận lợi cho đầu tư và phát triển. 

Phát triển chưa xứng tầm

Hướng Đông tuy đã dành được những kết quả khả quan về phát triển đô thị nhưng vẫn còn nổi lên một số vấn đề bất cập. Ngoại trừ một số tuyến đường chính, nút giao thông lớn và một vài dự án nhỏ cục bộ, về cơ bản hạ tầng giao thông khu vực vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa tạo điều kiện kết nối tốt với các khu vực đô thị xung quanh của TP cũng như các tỉnh bạn để tăng cường phát triển kinh tế, xã hội. Hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng thiết kế, thi công xây dựng, duy tu, bảo dưỡng chưa cao. Hạ tầng xã hội còn yếu kém, chưa đảm bảo kết nối đồng bộ trong khu vực.

Nguyên nhân do hoạt động đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung, thiếu sự điều phối bằng kế hoạch phát triển đô thị chung toàn khu. Nhiều dự án có quy mô nhỏ, manh mún, thiếu sự gắn bó, liên kết để trở thành dự án lớn có sức tác động mạnh đến sự phát triển chung của khu vực. Nội dung quy hoạch xây dựng chưa phát huy được những tiềm năng và lợi thế về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông công cộng để tạo được cấu trúc đô thị hợp lý theo mô hình phát triển giao thông công cộng. Chất lượng không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị còn rất nhiều hạn chế, chưa xứng tầm là một khu đô thị mới, hiện đại của TP. Tình trạng phát triển tự phát chưa được kiểm soát tốt, ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất dành cho phát triển trong tương lai và gây nhiều khó khăn về phân bổ dân cư, lao động, hạ tầng kỹ thuật và xã hội, cảnh quan, môi trường đô thị mới.

Lợi thế của hướng Đông TPHCM là hệ thống hạ tầng đang hoàn chỉnh.

Lợi thế của hướng Đông TPHCM là hệ thống hạ tầng đang hoàn chỉnh.

Để thực hiện tốt quy hoạch khu Đông là 1 trong 4 hướng phát triển chính của TP nhằm đảm bảo phát triển đô thị một cách bền vững, việc phân bổ quy mô dân số và các chỉ tiêu quy hoạch đô thị khu Đông phải có sự khác biệt so với các khu vực khác. Bên cạnh đó, hiện nay khu Đông có gần 500 dự án BĐS, có nhiều dự án chưa triển khai, vì thế cần rà soát kỹ về tính khả thi, nhu cầu thực tế để không lãng phí và phá vỡ quy hoạch.

Các tin khác