Định vị, định hướng kinh tế (B2): Đẩy mạnh kinh tế tri thức

Theo GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, chuyên gia kinh tế cao cấp, với việc chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển, đã dẫn đến hệ quả kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, thậm chí đang đi lạc điệu so với xu hướng chung, dù đã đạt được kết quả nhất định.

Theo GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, chuyên gia kinh tế cao cấp, với việc chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển, đã dẫn đến hệ quả kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, thậm chí đang đi lạc điệu so với xu hướng chung, dù đã đạt được kết quả nhất định.

Định vị, định hướng kinh tế (B1): Những lực cản

Thế mạnh không được phát huy

Biểu hiện tụt hậu đã rõ, nhưng điều đáng quan ngại hơn là phát triển có phần lạc điệu, được thể hiện trong mấy vấn đề. Thứ nhất, trong nhiều năm lao động nông nghiệp chiếm trên dưới 2/3 dân số, đến nay vẫn còn chiếm 45%, nhưng ngành nông nghiệp có năng suất lao động (NSLĐ) rất thấp, không phát huy được thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới. Xuất khẩu gạo đạt tới 7 triệu tấn/năm, nhưng Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu gạo quốc gia, giống gạo vẫn phụ thuộc ngoại nhập hoặc dùng giống bản địa năng suất thấp. Thứ hai, ngành công nghiệp sau nhiều năm phấn đấu đang có tốc độ tăng trưởng gần 10% (theo chỉ số sản xuất công nghiệp - IIP), nhưng không có ngành năng lượng bản địa vững vàng, trừ ngành khai thác năng lượng dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có. Các ngành công nghiệp công nghệ cao chủ yếu do DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm giữ nhưng không thực hiện chuyển giao công nghệ. Thứ ba, các ngành dịch vụ được quan tâm phát triển, nhưng ngành du lịch đã không tận dụng được thế mạnh là các thắng cảnh, với bãi biển trải dài hơn 3.000km, nắng ấm quanh năm, mà chỉ khai thác “chặt chém”. Thứ tư, dù kinh tế lạc hậu, nhưng chính sách phát triển chủ yếu sao chép nên kinh tế tri thức chưa có chuyển biến sau 15 năm.

Kinh tế Việt Nam hiện nay dù vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá nhưng đã có biểu hiện trì trệ, thiếu nguồn lực, động lực cho sự phát triển. Các cải cách kinh tế trong giai đoạn vừa qua đang tỏ ra giảm hiệu lực. Điều đó thể hiện qua việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn. Mặc dù chuyển đổi theo kinh tế thị trường đã khá dài, nhưng những định chế thị trường vẫn chưa thật sự vận hành một cách có hiệu quả. Kinh tế nhà nước vẫn có những lợi thế nhất định trong tiến trình phát triển. Khu vực tư nhân dù lớn mạnh về số lượng nhưng tích lũy thấp, khả năng huy động nguồn lực hạn chế. Còn khu vực FDI dù có những bước tiến đáng kể nhưng tác động lan tỏa chưa sâu. 

Tri thức hóa ngành kinh tế

Hướng đi đổi mới trong thời gian tới, theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT), vấn đề đặt ra nhiều nhưng có thể khái quát lại là thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng giai đoạn mới, tiến lên hiện đại hóa trong khoảng 30-40 năm tới. Chẳng hạn, DNNN đã được xác định bình đẳng với DN thuộc các khu vực khác, đương nhiên không thể có vai trò chủ đạo. Thực tế cho thấy DNNN không làm được vai trò này, thậm chí còn tạo ra những hệ quả không tốt cho nền kinh tế khi hiệu quả thấp, nơi phát sinh ra tham nhũng, lợi ích nhóm... Sự lấn át của khu vực DNNN đối với khu vực DN tư nhân còn tạo ra những độc quyền không cần thiết.

Vì vậy, hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách, cổ phần hóa DNNN. Vấn đề là làm sao cho hiệu quả, không thất thoát vốn của Nhà nước và kiên quyết loại trừ lợi ích nhóm chi phối quá trình này. Thu gọn khu vực DNNN này chỉ nên chiếm khoảng 15% GDP. Điều quan trọng hơn, sau cổ phần hóa phải thực hiện cho được việc hiện đại hóa quản trị DN theo những chuẩn mức quốc tế. Như vậy mới có thể làm cho DNNN hoạt động có hiệu quả và tham gia các hiệp định hội nhập quốc tế ở đẳng cấp cao như TPP và các FTA. Cùng với việc này cần khẩn trương xây dựng một số tập đoàn đa sở hữu có thể đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đồng thời cần vực dậy khu vực tư nhân để đóng vai trò nền tảng và động lực chủ yếu trong nền kinh tế.

Thực hiện nhanh việc hỗ trợ khu vực DNNVV để giảm bớt DN phá sản và lập thêm DN mới. Cùng với đó, nhanh chóng làm lớn mạnh khu vực DN trong nước để đủ sức chi phối nền kinh tế, không lệ thuộc nhiều vào khu vực DN FDI. Chấn chỉnh khu vực FDI khắc phục sự lấn át DN trong nước cũng như chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị cho DN trong nước. Bên cạnh đó, để hiện đại hóa, không có con đường nào khác phải phát triển mạnh kinh tế tri thức ngay từ bây giờ và trong toàn bộ quá trình phát triển. Bởi phát triển kinh tế tri thức cũng là đi tắt rút ngắn thời gian, vừa có bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu mới theo công nghệ nano.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu mới theo công nghệ nano.

Phương hướng, nội dung phát triển kinh tế tri thức, theo TS. Lưu Bích Hồ, bao gồm đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức; đưa nông nghiệp lên hiện đại bằng kinh tế tri thức; phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao - công nghiệp tri thức, nhất là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ nano và vật liệu mới, tiếp cận dần công nghệ 3D; từng bước tri thức hóa (thông minh hóa) các ngành công nghiệp truyền thống (cơ khí, vật liệu, năng lượng, công nghiệp chế biến, xây dựng, giao thông vận tải...); phát triển mạnh các ngành dịch vụ dựa vào công nghệ cao.

Các tin khác