HỘI THẢO "PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG"

Yêu cầu bức thiết để hội nhập

Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain - GVC) là một thuật ngữ để chỉ dây chuyền sản xuất - kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó các chủ thể kinh tế của nhiều khâu tham gia các công đoạn khác nhau, từ nghiên cứu và triển khai (R&D), thiết kế, chế tạo, đến phân phối và marketing. Mô hình GVC làm cho sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain - GVC) là một thuật ngữ để chỉ dây chuyền sản xuất - kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó các chủ thể kinh tế của nhiều khâu tham gia các công đoạn khác nhau, từ nghiên cứu và triển khai (R&D), thiết kế, chế tạo, đến phân phối và marketing. Mô hình GVC làm cho sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Xác lập vị thế trong chuỗi giá trị

Việc tạo ra nông sản và thực hiện xuất khẩu hàng hóa phải trải qua các quá trình sản xuất (thuộc lĩnh vực nông nghiệp), chế biến nông sản (sản xuất công nghiệp) và xuất khẩu hàng hóa (thương mại); trong đó khâu sản xuất nông sản đóng vai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến cũng như xuất khẩu hàng hóa. Hàng nông sản khác với các loại hàng hóa công nghiệp ở chỗ số lượng các khâu trong chuỗi giá trị có thể ngắn hơn và giá trị gia tăng ở một số khâu cũng khác nhau. Có nhiều loại nông sản tiếp tục trở thành đầu vào của các ngành công nghiệp chế biến, sau đó mới chuyển qua khâu phân phối và marketing. Vì vậy, có thể mô tả chuỗi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản như sau:

Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giải quyết được những vấn đề cốt tử: nắm bắt được thông tin thị trường cần cái gì, cần vào thời điểm nào, cần bao nhiêu và giá cả ra sao; có thể thực hiện “sản xuất và bán cái thị trường cần, không phải bán cái chúng ta có”. Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cũng chính là việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và nâng cao thu nhập nông dân.

Trong mô hình (1), giá trị gia tăng lớn nhất có được ở khâu phân phối và marketing, tiếp theo đó là khâu R&D và chế biến, mang lại giá trị gia tăng thấp nhất là khâu trồng trọt. Mô hình này đã phần nào giải thích được vì sao các tập đoàn kinh doanh hoạt động trên phạm vi toàn cầu thường tập trung vào các hoạt động phân phối và marketing, nghiên cứu giống và quy trình sản xuất rồi chuyển giao cho các nước chậm phát triển và đang phát triển để trồng trọt. Ngay cả các doanh nghiệp FDI khi đầu tư ra nước ngoài cũng không làm tất cả các khâu trong chuỗi mà chỉ làm các khâu có lợi nhất, có giá trị gia tăng cao nhất.

Trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản các tác nhân tham gia khâu trồng trọt/sản xuất của chuỗi chủ yếu là các hộ nông dân, các trang trại và một số ít doanh nghiệp. Một trong những đòi hỏi của chuỗi giá trị là tạo ra liên kết doanh nghiệp bằng những đơn vị tham gia chuỗi giá trị (nông dân, nhà chế biến, bán lẻ và xuất khẩu) làm việc cùng nhau. Điều này cần có sự điều phối tốt trong quá trình ra quyết định và trao đổi. Cần phải quản trị tốt để phát huy sự điều phối các hoạt động riêng lẻ trong chuỗi, cũng như phải chia sẻ lợi nhuận hợp lý để khuyến khích các tác nhân tham gia chuỗi.

Yêu cầu để một tác nhân có thể tham gia chuỗi giá trị là sản phẩm hay dịch vụ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn hoặc quy định của chuỗi. Chính vì vậy, ngay cả ở khâu có giá trị gia tăng thấp nhất như trồng trọt, nếu không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và điều kiện giao hàng cũng không thể tham gia được bất cứ chuỗi giá trị nào trên thị trường, chưa nói đến chuỗi giá trị toàn cầu. Do đặc điểm của nông nghiệp và tính nhạy cảm của nó nên để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, các quốc gia đều hỗ trợ để hàng nông sản của họ có thể tham gia được và cố gắng tham gia các khâu có giá trị gia tăng cao.

Các hỗ trợ của Chính phủ thường tập trung: (1) Xác lập và định hướng chiến lược phát triển kinh tế theo hướng tham gia ngày càng rộng và sâu chuỗi giá trị toàn cầu, từng bước hoặc chủ động lựa chọn để tham gia khâu có giá trị gia tăng cao; (2) xây dựng và hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; (3) phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế; (4) ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường đồng bộ và hiệu quả; (5) tăng cường năng lực khoa học công nghệ; (6) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn: PGS TS Đinh Văn Thành, Nhận dạng chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản.

 Nguồn: PGS TS Đinh Văn Thành, Nhận dạng chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản.

Nhìn từ hạt gạo

Cần sớm cấu trúc lại chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất các mặt hàng nông sản có năng suất, chất lượng cao. Phải rà soát và điều chỉnh quy hoạch nhằm tạo vùng nguyên liệu lớn với các vùng chuyên canh. Vì chỉ có sản xuất lớn mới có điều kiện cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, mới tăng năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới về lượng xuất khẩu nhưng về giá trị thì còn rất khiêm tốn. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở phân khúc trung bình và thấp. Gạo xuất khẩu có chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng gạo chưa đồng đều và mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu. Việt Nam hiện có hơn 200 doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn tham gia hệ thống thương mại gạo, nhưng việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế. Trong bối cảnh thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt không chỉ là giá mà còn là chất lượng, thương hiệu sản phẩm.

Ngày 21-5-2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 706/QĐ-TTg về Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu; thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia; phấn đấu đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam. Đến năm 2030, các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm; phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.

Đây là việc làm cần thiết, nhằm tái cấu trúc ngành lúa gạo về sản phẩm, thị trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, hiệu quả. Việc xây dựng thương hiệu sẽ gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng vùng sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ về giống, kỹ thuật, chế biến, bảo quản, đóng gói và phân phối, tiếp thị. Các giải pháp căn cơ và chương trình thực hiện cũng đã được xây dựng cụ thể. Điều quan trọng là giám sát triển khai như thế nào để Đề án đi vào thực tế cuộc sống của nông dân, doanh nghiệp và tất cả tác nhân tham gia chuỗi giá trị gạo.

Các tổ chức và định chế quốc tế, các hiệp hội ngành hàng và các tổ chức hỗ trợ có vai trò tích cực trong việc tăng cường năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản. Để tăng vị thế đàm phán khi tham gia chuỗi, cần tăng cường sức mạnh tập thể theo hướng tham gia một cách chủ động và tích cực các tổ chức và định chế quốc tế như WTO, khu vực mậu dịch tự do, tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế để mở cửa thị trường hàng nông sản. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ để giúp doanh nghiệp trong quá trình thâm nhập thị trường thế giới theo hướng ngày càng tham gia các khâu có giá trị gia tăng cao.

Không thể xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam nếu không có sự liên kết giữa Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, nông dân và doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp là chủ thể trong quá trình xây dựng. Chính phủ, các bộ, ngành có chính sách, giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, tích cực tham gia hiệu quả vào quá trình này.

Điều phối lợi ích hợp lý

Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của một số mô hình liên kết hiệp hội và hợp tác xã đã khẳng định được vai trò của các tổ chức này trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản. Việc tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, của các hợp tác xã và các tổ chức tư vấn có ý nghĩa lớn và vai trò quan trọng trong liên kết và điều phối lợi ích của các tác nhân để tham gia chuỗi và tăng cường năng lực của chuỗi. Các hiệp hội cần tập trung nâng cao năng lực nhận thức cho các thành viên tham gia về lợi ích tham gia liên kết chuỗi, tăng cường cung cấp thông tin thị trường và bí quyết kinh doanh. Cần tập trung nâng cao sức mạnh đàm phán để tham gia chuỗi một cách thuận lợi và ngày càng có vị thế cao, hỗ trợ các thành viên trong đấu tranh và đối phó với các rào cản thương mại quốc tế. Chủ động và nâng cao vị thế tham gia các hiệp hội và tổ chức quốc tế theo các ngành hàng nông sản. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong xây dựng và phát triển chuỗi.

Cần tập trung phát triển hạ tầng nông nghiệp và các ngành công nghiệp sản xuất nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như phân bón tổng hợp, vật liệu và thiết bị phục vụ tưới tiêu… cũng như xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi để nhập khẩu công nghệ, nhập khẩu giống, sau đó thuần hóa và chuyển giao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng vùng, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như các tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

Nuôi cấy mô tại Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM.

Nuôi cấy mô tại Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM.

Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu có nghĩa sản phẩm của một chuỗi riêng lẻ phải có khả năng tiêu thụ trên mạng lưới toàn cầu, mỗi chủ thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu phải đáp ứng được các quy định chung do người sáng lập và lãnh đạo chuỗi quy định. Hàng nông sản tham gia chuỗi giá trị toàn cầu có thể theo các chuỗi cung ứng và khách hàng có thể là các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp; các nhà chế biến; hệ thống bán lẻ của các tập đoàn phân phối; các nhà bán lẻ nhỏ độc lập và có thể được phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống nhà hàng, khách sạn.

Tùy từng loại nông sản khác nhau phải đáp ứng được các quy định tiêu chuẩn khác nhau của nước nhập khẩu như quy định VSATTP, kiểm dịch động thực vật, sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng, bảo vệ môi trường, truy xuất, quy trình kiểm tra và công nhận... Đồng thời, phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm và quy trình sản xuất như Codex, HACCP, ISO... Nếu không đáp ứng được các quy định trên, hàng nông sản không thể thâm nhập thị trường thế giới hoặc nếu có cũng chỉ thâm nhập được đến khâu có giá trị gia tăng không cao.

Các tin khác