Nỗ lực nâng tỷ lệ nội địa hóa

Hoa Kỳ - một thành viên TPP - yêu cầu chỉ những hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam mới được ưu đãi. Từ đó họ đặt ra nguyên tắc đối với hàng dệt may Việt Nam là phải có xuất xứ từ sợi trở đi. Nghĩa là những hàng dệt may của Việt Nam phải có mặt hàng vải được sản xuất tại Việt Nam mới được hưởng ưu đãi khi nhập vào các nước này. Tuy nhiên, Việt Nam đã kiên trì đàm phán, thuyết phục các đối tác, thuyết phục Hoa Kỳ, cuối cùng họ chấp nhận một công thức đối với một số sản phẩm dệt may ngay từ khi hiệp định có hiệu lực phải thực hiện theo nguyên tắc từ sợi trở đi. Đối với một số hàng hóa dệt may khác có thể được chấp nhận một thời gian duy trì tình hình như hiện nay. Nghĩa là Việt Nam chưa sản xuất được có thể nhập khẩu từ các nước, kể cả ngoài TPP và vẫn được hưởng ưu đãi.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, về cơ bản Việt Nam đều đạt được yêu cầu và các nước chấp nhận mở cửa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam, trong đó có dệt may.

 

Hoa Kỳ - một thành viên TPP - yêu cầu chỉ những hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam mới được ưu đãi. Từ đó họ đặt ra nguyên tắc đối với hàng dệt may Việt Nam là phải có xuất xứ từ sợi trở đi. Nghĩa là những hàng dệt may của Việt Nam phải có mặt hàng vải được sản xuất tại Việt Nam mới được hưởng ưu đãi khi nhập vào các nước này. Tuy nhiên, Việt Nam đã kiên trì đàm phán, thuyết phục các đối tác, thuyết phục Hoa Kỳ, cuối cùng họ chấp nhận một công thức đối với một số sản phẩm dệt may ngay từ khi hiệp định có hiệu lực phải thực hiện theo nguyên tắc từ sợi trở đi. Đối với một số hàng hóa dệt may khác có thể được chấp nhận một thời gian duy trì tình hình như hiện nay. Nghĩa là Việt Nam chưa sản xuất được có thể nhập khẩu từ các nước, kể cả ngoài TPP và vẫn được hưởng ưu đãi.

Vì thế, kết quả đàm phán trong hàng dệt may Việt Nam đã đấu tranh, giữ được 184/186 chủng loại hàng hóa dệt may không phải áp dụng nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là 184 mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu tính đến thời điểm năm 2014 chỉ chiếm khoảng 15%, có nghĩa 85% còn lại chúng ta vẫn phải thực hiện nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Đây quả là thách thức rất lớn, nhưng theo tôi cũng là cơ hội để ngành dệt may nâng tỷ lệ giá trị sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, hay nói cách khác cơ hội để tăng cường công nghiệp hỗ trợ. Bởi nếu cứ nhập khẩu mãi nguyên liệu, chắc chắn ngành dệt may nước ta sẽ tiếp tục ở tình trạng gia công và lấy công làm lãi.

Thực tế, trong suốt 5 năm đàm phán, ngành dệt may đã vận động, đã tự đầu tư để chuẩn bị hội nhập. Tính từ năm 2013 đến nay, ngành dệt may đã thu hút đầu tư trên 3 tỷ USD trong nước và nước ngoài. Với cách làm như vậy, dự kiến đến năm 2018, khi TPP có hiệu lực, tỷ trọng vải xuất xứ Việt Nam sẽ chiếm khoảng 60%. Hiện nay, bình quân tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may 50%. Vấn đề là, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tận dụng được cơ hội này, không để vuột những ưu đãi này cho đối tác thứ ba. Trước mắt cần tập trung đầu tư vào khâu vải, nhất là dệt thoi, tranh thủ kêu gọi đầu tư nước ngoài... Nếu thực hiện nghiêm túc, chắc chắn nước ta sẽ tận dụng được cơ hội của TPP, giảm thiểu được các thách thức.

Các tin khác