Cuộc chiến bán lẻ

Trong chiến lược của nhiều NH hiện nay đều nhắc đến cụm từ “hướng đến trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam”. Dù vậy theo lãnh đạo các NHTM, bên cạnh tiềm năng thị trường bán lẻ, cuộc chiến trong lĩnh vực này đang ngày càng khốc liệt với sự tham gia của nhiều ông lớn.

Trong chiến lược của nhiều NH hiện nay đều nhắc đến cụm từ “hướng đến trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam”. Dù vậy theo lãnh đạo các NHTM, bên cạnh tiềm năng thị trường bán lẻ, cuộc chiến trong lĩnh vực này đang ngày càng khốc liệt với sự tham gia của nhiều ông lớn.

Bài toán đầu tư công nghệ

Trong hơn 1 năm trở lại đây, lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ được xem là mảng đầu tư màu mỡ, nhiều NH đặt mục tiêu hướng đến khai thác thị trường này. Tại một số NH tỷ trọng cho vay tài chính cá nhân đang dần chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tín dụng. Theo đó, bên cạnh kênh phân phối truyền thống là chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, POS, call Center, các NHTM đang chạy đua đầu tư mạnh mẽ vào các kênh phân phối khác như internet banking, mobile banking, tablet banking, social network/media đòi hỏi nền tảng công nghệ, bởi đây sẽ là xu hướng chính của người dùng trong tương lai.

Phí dịch vụ thẻ hoặc các dịch vụ của NH hiện nay theo chuẩn quy định và đang ở mức hợp lý. Như vậy, vấn đề hiện nay của các NH là bài toán về chi phí đầu tư vào nền tảng công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh, nhưng vẫn phải lấy người tiêu dùng làm trọng tâm.

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank

Ông Đinh Văn Chiến, Giám đốc Khối NH cá nhân của TPbank, chia sẻ cái nhìn khác với cách làm của các NH bán lẻ truyển thống. Theo đó, TPbank đang chuyển hướng tập trung mở rộng các kênh cung cấp dịch vụ trực tiếp qua điện thoại, qua website của NH, thậm chí trên mạng xã hội Facebook. Theo ông Chiến, người tiêu dùng đến với NH không đơn giản là vì nhu cầu, mà còn kỳ vọng được trải nghiệm và được cung cấp các sản phẩm đa dạng. Với xu hướng phát triển trong tương lai, việc mang lại sự trải nghiệm của khách hàng sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh giữa các NH. Nhưng đây là chiến lược dài hơi cần sự quyết tâm của các NH.

Theo số liệu thống kê từ Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Asean), tính đến năm 2014 đã có 30 NH tham gia thị  trường bán lẻ so với con số 19 năm 2012. Điều này cho thấy xu hướng tăng lên rõ rệt đối với thị hiếu của khách hàng vào các sản phẩm, dịch vụ NH bán lẻ. Theo IDG,  trước sự bùng nổ công nghệ thông tin cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ điện tử toàn cầu, các sản phẩm/dịch vụ NH đang trên đà phát triển nhanh chóng, dự kiến trở thành xu hướng chủ đạo trong những năm tới. Đại diện của VietinBank cũng cho rằng để tăng sức cạnh tranh các NH phải đầu tư vào công nghệ thông tin.

Điều này càng được thể hiện rõ khi các NH lớn như VietinBank, Vietcombank, BIDV nhảy vào cuộc đua nắm lấy thị phần. Lợi thế của những ông lớn này là thương hiệu và mạng lưới giao dịch rộng khắp. Thực tế cũng cho thấy đang có cuộc chạy đua cạnh tranh về nền tảng công nghệ giữa các NH. Dù vậy một trong những cản trở cho sự phát triển NH hiện đại là phí dịch vụ và tính bảo mật thông tin đang khiến nhiều người tiêu dùng than phiền. Theo ông Phạm Gia Dân, Giám đốc Phát triển doanh nghiệp Infobip, các NH đang đầu tư rất lớn vào hệ thống hạ tầng công nghệ nhằm gia tăng sự tiện ích của các dịch vụ, theo đó phí cũng phải tăng tương ứng. Hiện nay nhiều NH liên tục đưa ra các dịch vụ cạnh tranh để khách hàng có sự trải nghiệm.

Dịch vụ e-banking.

Dịch vụ e-banking.

Áp lực cạnh tranh

Hiện nay nhiều NH nước ngoài tại Việt Nam đã tiếp cận người tiêu dùng với sản phẩm đa dạng và áp dụng công nghệ từ NH mẹ. Bên cạnh đó, NH nước ngoài có lợi thế về quy mô vốn, năng lực quản trị tốt và chiến lược kinh doanh bài bản. Đây sẽ là thách thức lớn đối với các NH Việt Nam, khi phải tăng cường đầu tư để thu hẹp khoảng cách và giữ vững được vị trí ngay tại thị trường nội địa. Theo TS. Cấn Văn Lực, áp lực sau hội nhập đối với lĩnh vực tài chính NH của Việt Nam ngày càng lớn, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên TPP và AEC. Trong đó một trong những điểm quan trọng là các nước được phép cung cấp dịch vụ tài chính NH qua biên giới. Nghĩa là NH thuộc thành viên TPP và AEC có thể quản lý, cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền không nhất thiết phải có chi nhánh tại Việt Nam. Tức sự cạnh tranh ở đây còn mang tính xuyên biên giới và ngày càng khốc liệt hơn đối với các NH trong nước. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện những công ty đưa ra các ứng dụng tiện ích mà khách hàng không cần đến NH vẫn có thể vay được vốn.

Trong những năm trước đây người tiêu dùng chỉ sử dụng những dịch vụ sẵn có của NH, nhưng hiện tại đã thay đổi vì khách hàng trở thành trung tâm của các nhà băng. Cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ của các NH ngày càng gay cấn bởi NH nào cũng có lợi thế riêng. Dù vậy khi nhìn sang các nước lân cận số lượng NH Việt tham gia thị trường bán lẻ đang là điểm tích cực. Cơ  hội rất lớn song đã đến lúc các NH phải có định hướng rõ và hoàn thiện hạ tầng bán lẻ. Bởi lẽ đến nay tín dụng tiêu dùng chỉ chiếm trên 5% trong tổng dư nợ vay và quy mô nền kinh tế. Theo bà Đặng Tuyết Nhung, Phó Tổng giám đốc MaritimeBank, xu hướng sáp nhập các TCTD như trong thời gian qua cũng giúp các NH nâng cao năng lực và đầu tư tốt hơn, hướng tới gia tăng doanh thu về phí với những dịch vụ đạt chất lượng cao.

Các tin khác