Quyền lực con dấu

Cải cách lớn thứ 2 là quy định về sử dụng con dấu. Theo quy định mới, DN vẫn bắt buộc phải có con dấu nhưng “DN có sử dụng con dấu hay không sử dụng tùy trường hợp cụ thể” - ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban Môi trường kinh doanh-Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, người chắp bút soạn thảo Luật DN 2014 khẳng định. Trước đây, quy định về con dấu DN mang nặng tính hình thức, hầu như các văn bản, hợp đồng của DN bắt buộc phải có con dấu. Giá trị văn bản nội bộ, hợp đồng giao dịch của DN chỉ được khẳng định giá trị pháp lý khi có con dấu, trường hợp có chữ ký của người có thẩm quyền tại DN nhưng không có con dấu xem như văn bản, hợp đồng đó không có giá trị pháp lý. Chính việc đề cao giá trị pháp lý của con dấu đã dẫn đến tình trạng làm giả con dấu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, điển hình vụ án Huỳnh Thị Huyền Như làm giả 8 con dấu để chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng. Đồng thời, trước đây quy định con dấu phải được đặt ở trụ sở chính, nhiều trường hợp trụ sở chính và v

Luật Doanh nghiệp (DN) có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 nhưng thực tiễn sau 4 tháng thi hành vẫn còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, nếu so với các quy định trước đây, Luật DN 2014 đã có những cải cách lớn trong quy định về con dấu.

 

Cải cách lớn thứ nhất, cho phép DN được quyết định số lượng, hình thức, nội dung con dấu. Trước đây, con dấu DN được coi là công cụ quản lý nhà nước bởi việc giám sát, quản lý sử dụng con dấu, quyết định hình thức, số lượng, nội dung con dấu thuộc về cơ quan nhà nước. Theo quy định mới, DN có thể thực hiện quyền sở hữu một cách đúng bản chất: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với con dấu, một tài sản thuộc sở hữu của DN.

Cải cách lớn thứ 2 là quy định về sử dụng con dấu. Theo quy định mới, DN vẫn bắt buộc phải có con dấu nhưng “DN có sử dụng con dấu hay không sử dụng tùy trường hợp cụ thể” - ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban Môi trường kinh doanh-Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, người chắp bút soạn thảo Luật DN 2014 khẳng định. Trước đây, quy định về con dấu DN mang nặng tính hình thức, hầu như các văn bản, hợp đồng của DN bắt buộc phải có con dấu. Giá trị văn bản nội bộ, hợp đồng giao dịch của DN chỉ được khẳng định giá trị pháp lý khi có con dấu, trường hợp có chữ ký của người có thẩm quyền tại DN nhưng không có con dấu xem như văn bản, hợp đồng đó không có giá trị pháp lý. Chính việc đề cao giá trị pháp lý của con dấu đã dẫn đến tình trạng làm giả con dấu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, điển hình vụ án Huỳnh Thị Huyền Như làm giả 8 con dấu để chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng. Đồng thời, trước đây quy định con dấu phải được đặt ở trụ sở chính, nhiều trường hợp trụ sở chính và văn phòng đại diện, nhà máy sản xuất… cách xa nhau, nhưng xin con dấu phải đến trụ sở chính rất tốn thời gian. Quy định mới về con dấu đã giải quyết những rắc rối này.

Mặc dù có nhiều cải cách lớn, nhưng thực tiễn thi hành còn nhiều vướng mắc. Hàng ngàn DN đã đăng ký thành lập mới, nhưng không ít DN không biết đăng ký và khắc dấu ở đâu, có bắt buộc phải ở những cơ sở khắc dấu được Nhà nước công nhận hay không, hoặc băn khoăn giá trị pháp lý của con dấu khi không phải qua đăng ký với cơ quan công an như trước đây. Ngoài ra, không ít DN đặt ra câu hỏi “khi nào cần đóng dấu?”; “Giả sử trong trường hợp giao dịch có thỏa thuận về việc không sử dụng con dấu, khi xảy ra tranh chấp, giải quyết như thế nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?”…

Mặc dù đã nhận thấy một số bất cập, vừa qua Chính phủ ban hành Nghị định 78/2015/NĐ-CP về quy định đăng ký DN và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016. Nghị định hướng dẫn một số quy định về con dấu, như DN có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu, chi nhánh, văn phòng đại diện. DN có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau và hướng dẫn về thủ tục đăng ký mẫu dấu. Tuy nhiên, những hướng dẫn trên tại Nghị định dường như vẫn chưa giải quyết được hết các câu hỏi của phía DN. 

Các tin khác