Cá mập cho vay (K3): Bẫy payday

Payday là một khoản vay không bảo đảm nhỏ và ngắn hạn, thường có lãi suất rất cao. Tại nhiều nước phương Tây, hoạt động cho vay payday là hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho biết sự hiện diện của dịch vụ cho vay payday có tác động tiêu cực tới tài chính và cả sức khỏe của người dân xung quanh.

Payday là một khoản vay không bảo đảm nhỏ và ngắn hạn, thường có lãi suất rất cao. Tại nhiều nước phương Tây, hoạt động cho vay payday là hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho biết sự hiện diện của dịch vụ cho vay payday có tác động tiêu cực tới tài chính và cả sức khỏe của người dân xung quanh.

Cá mập cho vay (K2): Đại ca Ah Long

Cá mập cho vay (K1): Thế giới ngầm yamikin

Vì một món quà

Robbie McCall muốn mua tặng con gái mình một cái quần jean nhân dịp lễ Giáng sinh. Vì thiếu tiền, ông đi đến một điểm cho vay payday gần nhà tại Ottawa (Canada) để vay tiền. Khi quay lại để trả khoản nợ 200USD, cộng thêm 20USD phí (lãi suất ưu đãi cho người vay lần đầu), ông được khuyến khích vay thêm 300USD. Tuy nhiên, khi quay lại trả nợ lần 2, ông choáng váng vì mức phí lần này là 86USD. Vì vậy, ông không thể trả hết nợ, nên phải vay thêm 400USD, lần này phí tăng lên hơn 100USD.

“Các món nợ cứ phình lên. Vì là một người có thu nhập cố định, nên tôi không tài nào trả hết nợ” - McCall nói. Và giống như nhiều con nợ khác, ông vay người cho vay payday sau để trả người cho vay payday trước. Ông cho biết trong những năm qua, ông phải trả hàng ngàn USD tiền phí. “Tôi bị cuốn vào một vòng xoáy khủng khiếp và không biết làm sao thoát ra” - McCall nói.

Những nhà cho vay payday, như National Money Mart Co., Cash Money và Cash 4 You Corp., đã phát triển rất nhanh ở Canada kể từ giữa thập niên 1990. Đến nay, cho vay payday có nhiều chi nhánh, cửa hàng và cổng giao dịch trực tuyến hơn cả Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC - ngân hàng lớn nhất Canada) và hiệu bánh McDonald’s. Gần 2 triệu người Canada sử dụng dịch vụ cho vay payday mỗi năm.

Luật pháp Canada cấm người cho vay áp lãi suất lớn hơn 60%/năm, nhưng vào năm 2006 chính quyền liên bang cho phép các tỉnh có thể “cởi trói” các nhà cho vay payday khỏi mức trần lãi suất đó nếu phù hợp. 7 tỉnh đã có luật riêng về mức trần này, nhưng đều khác nhau. Manitoba áp mức trần ở 17USD mỗi 100USD cho vay, trong khi Prince Edward Island cho phép tính phí cho vay tới 25USD mỗi 100USD cho vay.

Vòng xoáy nợ nần

1 khoản vay payday 300USD trong 2 tuần có thể có mức phí lên đến 63USD, cao hơn nhiều so với mức 5,81USD nếu vay tín dụng từ ngân hàng, hoặc 7,42USD đối với vay bằng thẻ ghi nợ. Ở Ontario, 1 khoản vay 100USD trong 2 tuần có phí tới 21USD, tức 546%/năm. Ở Alberta, B.C. và Saskatchewan, lãi suất hàng năm lên tới 600%. Dù có lãi suất cắt cổ, số người vay payday vẫn tăng mạnh.

Năm 2014, số người vay payday tăng hơn gấp đôi lên 4,3%, từ mức 1,9% trước đó, theo Cơ quan Tiêu dùng tài chính Canada (FCAC). 2 thập niên phát triển mạnh mẽ của cho vay payday đi kèm với sự tăng trưởng kỷ lục của nợ nần. Người Canada chưa bao giờ mắc nợ nhiều như hiện nay, với tín dụng hộ tiêu dùng chạm 1.800 tỷ USD tính đến tháng 3-2015 và tỷ lệ nợ/thu nhập khả dụng cũng đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại 163,3%. 

Hầu hết khách hàng vay payday có thu nhập thấp đến trung bình và không có lịch sử tín dụng, hoặc điểm số tín dụng thấp nên khó tiếp cận các kênh tín dụng rẻ hơn của ngân hàng. Vì vậy, khi phát sinh những nhu cầu tiền mặt cấp bách như sửa xe, trả hóa đơn điện nước hoặc để mua thức ăn cho tới ngày lãnh lương… họ sẽ tìm đến những người cho vay payday, vì dịch vụ này rất nhanh chóng và thân thiện.

Các khoản vay payday được cho là khiến người vay bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần. Họ là nhóm khách hàng tăng nhanh nhất của Credit Canada Debt Solutions (CCDS), một cơ quan phi lợi nhuận ở Ontario, chuyên tư vấn miễn phí cho những người có vấn đề về tài chính.

1/3 số khách hàng mới của CCDS trong năm ngoái đều đã vay payday, tăng từ 18% so với năm trước đó. Tại Vancouver, người phụ trách ủy thác phá sản của Sands & Associates Inc, Blair Mantin, cho biết ngày càng có nhiều người lâm vào cảnh phá sản vì payday. Ông gọi vay payday là “ma túy” của thế giới nợ, vì đã vay rồi sẽ khó dừng lại.

Bệnh viện St. Michael (Toronto) công bố một nghiên cứu cho thấy mật độ các quầy cho vay payday có liên quan đến nghèo đói và tự hủy hoại. Báo cáo nói rằng có bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các quầy payday có tác động tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ của cộng đồng dân cư xung quanh.

Cần minh bạch

Cho đến nay vẫn tồn tại 2 quan điểm trái chiều về cho vay payday. Những người ủng hộ cho rằng cho vay payday phổ biến như vậy chứng tỏ nó đã đáp ứng được nhu cầu tín dụng của một bộ phận đông đảo người tiêu dùng; và lãi suất cho vay payday cao là xứng đáng với rủi ro nó có thể chịu. Tuy nhiên, các nhóm cộng đồng và một số chuyên gia cho rằng các khoản vay payday là cá mập và khiến khách hàng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, rơi vào vòng xoáy nợ.

Sự bất đồng có thể nhìn thấy rõ qua chính sách của các nước. Hoa Kỳ đang thử những quy tắc liên bang chặt chẽ hơn đối với cho vay payday. Anh mới áp trần lãi suất payday hồi tháng 5 và Wonga, nhà cho vay payday lớn nhất nước Anh, đã phải thu hẹp hoạt động sau những động thái siết chặt của chính phủ.

Tại Canada, một số địa phương gia tăng siết payday. Tháng 4, Maple Ridge cấm tất cả nhà cho vay payday mở cửa hàng mới. Surrey yêu cầu các cửa hàng payday phải cách nhau ít nhất 400m. Burnaby đang xem xét việc hạn chế về địa điểm và các cửa hàng mới. New Brunswick và Ontario đang xem xét lại các quy định về payday; Calgary đang cân nhắc quy định mới.

Biếm họa về cho vay payday.

Biếm họa về cho vay payday.

Calgary tiếp cận vấn đề này khi thành phố đang có kế hoạch thực hiện một sáng kiến giảm nghèo, trong đó xác định việc siết quản lý cho vay payday là một trong những giải pháp. Mike Brown, chuyên gia chính sách công tại Momentum - cơ quan thực hiện các chương trình phát triển kinh tế cộng đồng của Calgary, đã đánh dấu 86 địa điểm payday ở Calgary và cho biết 73 trong số đó nằm ở những khu vực cộng đồng thu nhập thấp. Tỉnh Quebec đã áp trần lãi suất tất cả các khoản vay không quá 35%/năm, khiến việc cung cấp các dịch vụ payday không còn có lợi nhuận nữa.

Ông Jerry Buckland, thuộc Đại học Winnipeg, cho rằng cần yêu cầu các nhà cho vay payday niêm yết công khai lệ phí của họ dưới hình thức lãi suất theo năm. Ở nhiều nơi, người cho vay chỉ niêm yết chi phí cho vay mỗi 100USD/2 tuần, khiến khách hàng có sự nhầm lẫn.

“Dù thời hạn vay có thể không kéo dài đủ năm, nhưng cần tính theo lãi suất năm để khách hàng dễ so sánh” - ông Buckland nói. Ông Ken Whitehurst, giám đốc điều hành của Hội đồng tiêu dùng của Canada, nói: "Giải pháp tốt nhất là triển khai một hệ thống máy tính, tập trung tất cả dữ liệu của payday để theo dõi những người đã có dư nợ với bất kỳ nhà cho vay nào, nhằm ngăn chặn họ vay mới để trả nợ cũ”.

Các tin khác