CK trụ vững, dầu lao dốc, vàng lên đỉnh 6 tuần

Sau tuần tăng mạnh trước đó, phố Wall bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới khá thận trọng. Các chỉ số chính trên thị trường chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm cổ phiếu hàng hóa và năng lượng, khi giá dầu thô có phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 9 sau báo cáo của OPEC.

Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, dù bị rung lắc, nhưng chứng khoán vẫn đứng vững, trong khi vàng nhận được sự hỗ trợ đã tăng lên mức cao 6 tuần, trong khi dầu thô có phiên giảm mạnh nhất hơn 1 tháng sau báo cáo của OPEC.

 

Sau tuần tăng mạnh trước đó, phố Wall bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới khá thận trọng. Các chỉ số chính trên thị trường chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm cổ phiếu hàng hóa và năng lượng, khi giá dầu thô có phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 9 sau báo cáo của OPEC.

Tuy nhiên, sau đó, phố Wall hồi phục và đóng cửa với mức tăng nhẹ nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu tiện ích khi nhà đầu tư dồn tiền vào nhóm này khi thị trường trái phiếu nghỉ lễ ngày Columbus.

Nhóm cổ phiếu tiện ích là nhóm cổ phiếu phòng thủ và thường được lựa chọn thay thế trái phiếu vì nó có sự rủi ro thấp, cổ tức cao hơn.

Một thông tin khác cũng có tác động ít nhiều tới nhà đầu tư là phát biểu của Phó chủ tịch Fed, Stanley Fischer hôm Chủ nhật. Ông Fischer cho biết, lãi suất vẫn có khả năng tăng trong năm nay, nhưng đó là kỳ vọng chứ không phải là cam kết. Tất cả sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế Mỹ.

Kết thúc phiên 12/10, chỉ số Dow Jones tăng 43,37 điểm (+0,28%), lên 17.131,86 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,57 điểm (+0,13%), lên 2.017,46 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 8,17 điểm (+0,17%), lên 4.838,64 điểm.

Trong khi đó, không nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh, nên đa số các thị trường chính của khu vực điều chỉnh nhẹ trở lại sau tuần tăng mạnh trước đó. Áp lực chốt lời, cùng sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu năng lượng chính là những nhân tố chính khiến chứng khoán châu Âu đảo chiều.

Kết thúc phiên 12/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 44,98 điểm (-0,70%), xuống 6.371,18 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 23,23 điểm (+0,23%), lên 10.119,83 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 12,69 điểm (-0,27%), xuống 4.688,70 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, sắc xanh đậm vẫn tiếp tục ngự trị trên các thị trường chính, trong đó chứng khoán Trung Quốc lên mức cao nhất kể từ ngày 21/8 khi giới đầu tư kỳ vọng về gói kích thích kinh tế của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Kết thúc phiên 12/10, chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 272,13 điểm (+1,21%), lên 22.730,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 104,51 điểm (+3,28%), lên 3.287,66 điểm. Chứng khoán Nhật Bản vẫn nghỉ giao dịch.

Trên thị trường vàng, phát biểu của Phó chủ tịch Fed khiến giới đầu tư cho rằng, Fed sẽ khó tăng lãi suất trong năm nay, đẩy đồng USD giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần và nâng bước giá kim loại quý này tăng mạnh vượt qua ngương cản mới 1.160 USD/ounce, mức cao nhất 6 tuần trong phiên giao dịch đầu tuần mới. Việc liên tiếp tăng giá và vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng đã xác lập xu hướng tăng ngắn hạn của giá vàng.

Kết thúc phiên 12/10, giá vàng giao ngay tăng 7,5 USD (+0,65%), lên 1.163,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 8,6 USD (+0,74%), lên 1.164,5 USD/ounce.

Trên thị trường dầu, giá dầu thô giảm mạnh trở lại trong phiên đầu tuần, sau khi có tuần tăng ấn tượng trước đó. Giá dầu thô giảm trở lại sau báo cáo hàng tháng của OPEC cho biết, lượng cung trong tháng đạt 31,57 triệu thùng/ngày, tăng 110.000 thùng. Báo cáo này làm gia tăng nỗi lo về dư cung trên thị trường.

Cũng theo OPEC, thị trường sẽ ổn định trở lại trong năm 2016 khi sản lượng của các nước ngoài OPEC sẽ giảm trở lại, trong khi nhu cầu sẽ dần tăng lên.

Kết thúc phiên 12/10, giá dầu thô Mỹ giảm 2,53 USD/thùng (-5,37%), xuống 47,10 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 2,79 USD (-5,60%), xuống 49,86 USD/thùng.

Các tin khác