Nhà băng nhỏ chịu áp lực tăng lãi suất cuối năm

(ĐTTC) - Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường 2015 của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa đưa ra nhận định: “Trong quý IV-2015 vẫn có thể diễn ra hiện tượng tăng nhẹ lãi suất tại một số NH đơn lẻ, chủ yếu là NH quy mô nhỏ. Tuy nhiên, về tổng thể, đặc biệt tại các NH lớn, lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ được giữ nguyên ở mức như hiện nay xét trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức rất thấp”.

(ĐTTC) - Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường 2015 của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa đưa ra nhận định: “Trong quý IV-2015 vẫn có thể diễn ra hiện tượng tăng nhẹ lãi suất tại một số NH đơn lẻ, chủ yếu là NH quy mô nhỏ. Tuy nhiên, về tổng thể, đặc biệt tại các NH lớn, lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ được giữ nguyên ở mức như hiện nay xét trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức rất thấp”.

 

Trong quý III-2015, thanh khoản hệ thống NH có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn từ tháng 6 đến giữa tháng 7-2015, thanh khoản của hệ thống tương đối dồi dào, lãi suất liên NH phổ biến từ 2-3%/năm. Giai đoạn hai, kể từ sau thời điểm tỷ giá được điều chỉnh mạnh từ tháng 8-2015, thanh khoản hệ thống đã có thời điểm khá căng thẳng, lãi suất tăng mạnh lên mức 4-5%, buộc NHNN phải có động thái hỗ trợ bằng cách bơm ròng vốn qua kênh OMO.

Bước sang tháng 9-2015, theo BVSC nguồn vốn tại các NH đã bớt căng thẳng hơn, nhưng lãi suất liên NH vẫn duy trì ở mặt bằng khá cao từ 3,5-4,5%/năm. Cũng từ thời gian này, lãi suất huy động đã có xu hướng nhích lên tại một số NH quy mô vừa và nhỏ như tại Vietbank, Seabank, Saigonbank, VIB... với mức điều chỉnh từ 0,2-0,4%/năm tùy từng kỳ hạn.

Tuy nhiên, tại các NHTMCP lớn như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, lãi suất huy động các kỳ hạn vẫn giữ nguyên ở mức 4,5-4,8%/năm cho kỳ hạn 3 tháng; 5-5,5%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng và 6% đối với kỳ hạn 12 tháng. Theo BVSC, lãi suất huy động tăng chủ yếu do 2 nguyên nhân chính: áp lực từ đợt điều chỉnh tỷ giá 3% hồi giữa tháng 8 và sự bứt tốc của tăng trưởng tín dụng.

Thông tin mới nhất từ Bộ Tài chính cho biết NHNN đã chuyển khoản cho Bộ Tài chính vay 30.000 tỷ đồng theo như đề xuất hồi tháng 7 vừa qua. Khoản vay này được giải thích là biện pháp xử lý kỹ thuật bội chi ngân sách và sẽ được hoàn trả trong năm tài chính. Với việc nhận được khoản vay “nóng” này, áp lực buộc phải huy động TPCP bằng mọi giá sẽ giảm bớt trong ngắn hạn. Do đó, lãi suất đấu thầu nhiều khả năng cũng không chịu sức ép phải tăng tiếp với biên độ lớn trong ngắn hạn.

Các tin khác