Mất thương hiệu sau liên doanh

Những ngày gần đây, thông tin về sự kiện đối tác Nhật Bản Sapporo trong liên doanh Công ty TNHH Sapporo Việt Nam mua hết 29% vốn góp của phía đối tác Việt Nam và DN này trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận.

 Những ngày gần đây, thông tin về sự kiện đối tác Nhật Bản Sapporo trong liên doanh Công ty TNHH Sapporo Việt Nam mua hết 29% vốn góp của phía đối tác Việt Nam và DN này trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận.

Thương vụ này không chỉ cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bia Việt Nam đối với các hãng bia ngoại, mà còn khiến người ta nhớ đến chiêu bài không mới của các DN nước ngoài là liên doanh rồi thâu tóm. Sapporo, ngay từ khi vào thị trường Việt Nam dù liên doanh với đối tác trong nước, nhưng cách tiếp thị của hãng bia này lại khiến người tiêu dùng mặc định đây là thương hiệu ngoại hoàn toàn, không có dấu ấn của một liên doanh.

Có lẽ vì thế nên khi phía Nhật Bản mua lại toàn bộ số vốn góp của đối tác Việt Nam, hình ảnh thương hiệu sản phẩm gần như không có gì thay đổi. Sapporo vẫn được định vị là dòng bia ngoại ở phân khúc cao cấp. Phía Việt Nam sau khi rút khỏi liên doanh cũng khẳng định họ đã bảo toàn và chuyển nhượng có lãi phần vốn góp. Lý do được phía đối tác Việt Nam Vinataba đưa ra là thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

Mặc dù sau thương vụ này dường như 2 bên đều có lợi, phía Nhật Bản nắm toàn bộ DN, phía Việt Nam vẫn không mất đi thương hiệu truyền thống của mình là Vinataba, thậm chí có lời khi thoái vốn, nhưng vẫn khiến nhiều người không khỏi lo lắng.

Rồi đây khi cánh cửa thị trường được rộng mở hơn, sẽ có bao nhiêu thương hiệu ngoại vào Việt Nam theo cách thức này. Và mỗi khi một thương hiệu ngoại vào, khoảng trống cho thương hiệu nội lại ít đi. Sẽ chẳng ai mong muốn một ngày việc đi tìm một niềm tự hào của Việt Nam lại khó như mò kim đáy bể. Trước đây, chúng ta cũng từng chứng kiến những thương vụ liên doanh, thâu tóm và sau đó là sự biến mất của không ít thương hiệu Việt.

Một thương hiệu từng nổi tiếng suốt nhiều năm là Tribeco, sau khi quyết định liên doanh với Uni - President Việt Nam (Đài Loan) vào năm 2008 đã tuyên bố giải thể sau 4 năm lỗ triền miên. Hay trước đó, thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan - một sản phẩm của Công ty TNHH Hoá mỹ phẩm Sơn Hải (TPHCM) từng được xem là “anh cả” trong ngành khi chiếm tới 70% thị phần tại thị trường trong nước.

Tuy nhiên, sau một vài năm phát triển đỉnh cao, năm 1994 Sơn Hải bắt tay với Công ty Colgate - Palmolive thành lập liên doanh Colgate - Sơn Hải, trong đó DN Việt Nam chiếm 30% vốn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, thương hiệu Dạ Lan hoàn toàn biến mất khỏi thị trường.

Có thể thấy, để vào thị trường Việt Nam các DN ngoại có rất nhiều chiêu thức, có những chiêu thức không mới nhưng DN nội vẫn sập bẫy. Chúng ta đang nỗ lực trong cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhưng hàng ngoại với nhiều lợi thế đang làm cho cuộc chiến giành người tiêu dùng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Các tin khác