Doanh nghiệp tư nhân là động lực nền kinh tế

Tại Hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” diễn ra chiều 3/10 tại Hà Nội, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và các doanh nhân đã nhất trí cho rằng doanh nghiệp (DN) tư nhân chính là động lực của nền kinh tế.

Tại Hội thảo “Động lực phát triển kinh tế tư nhân” diễn ra chiều 3/10 tại Hà Nội, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế và các doanh nhân đã nhất trí cho rằng doanh nghiệp (DN) tư nhân chính là động lực của nền kinh tế.

 

Hội thảo do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ với mong muốn giúp DN và cộng đồng xã hội hiểu rõ vai trò, vị thế của lực lượng kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế đất nước.

Vai trò của DN tư nhân

Phát biểu đề dân tại hội thảo, PGS.TS Vũ Đình Hòe – Phó Tổng biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam cho biết: “Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2011-2015) và hội nhập kinh tế, các DN Việt Nam, trong đó, số lượng lớn là DN tư nhân và kinh tế tư nhân đã có những đóng góp lớp vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước.

Khu vực DN tư nhân giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sức sản xuất, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, đồng thời tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. DN tư nhân thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm mỗi năm…”.

DN tư nhân và kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng như vậy, song trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, vẫn òn có các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chưa thấy hết được vai trò của DN tư nhân và chưa đưa ra được những giải pháp thật thích hợp nhằm tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế ư nhân như kỳ vọng của Đảng và Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong báo cáo giải trình và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội XIII ngày 19/11/2014 cũng đã đề cập đến vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân là một động lực để phát triển kinh tế. Một trong nhưng quan điểm phát triển kinh tế – xã hội trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển mạnh DN Việt Nam, nhất là DN tư nhân làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.

Ông Vũ Đình Hòe cho rằng, muốn tạo động lực cho phát triển kinh tế tư nhân tất yếu phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện tốt nhất môi trường đầu tư kinh doanh cho các DN mà chủ yếu là DN tư nhân, trong đó có DNNVV.

Phải chăng đó là các giải pháp liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, giải pháp liên quan đến đất đai, cấp phép xây dựng, thủ tục đầu tư, tiếp cận nguồn vốn vay, thành lập doanh nghiệp… nhằm phát triển đượ nhiều DN tư nhân có chất lượng cao, trong đó có DNNVV để giải quyết việc làm cho người lao động nhất là thanh niên cả nước nói chung và than niên ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Nỗ lực của Chính phủ

Tại hội thảo, ông Đinh Huy Chiến – Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhìn nhận một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nền kinh tế của Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn kéo dài và thực sự chạm đáy vào 2013 và 2014 gồm:

Thứ nhất, cơ cấu kinh tế lạc hậu, công nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng thấp. Thứ hai, nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ phân tán, năng suất lao động và giá trị gia tăng trên 1 hecta đất thấp. Tiềm năng giải phóng của khoán hộ và kinh tế hộ kém hiệu quả. Thứ ba, cơ cấu các thành phố kinh tế bất ổn, không phát huy được tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, quan điểm kinh tế nhà nước là chủ đạo dẫn đến sự gia tăng tính độc quyền của doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư, mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào sự gia tăng các yếu tố đầu vào và khai thác tài nguyên để xuất khẩu, năng suất lao động thấp. Đóng góp của nhân tố tổng năng suất bị tụt giảm. Thứ năm, phản ứng chính sách ở một số thời điểm chưa hợp lý, làm phức tạp thêm tình hình và khoét sâu những yếu kém về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng.

“Từ cuối năm 2014, nền kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc và hai trong số những nguyên nhân chủ yếu của sự khởi sắc này đến từ sự nỗ lực của chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô và bên cạnh đó là sự nỗ lực của cộng đồng DN đặc biệt là DN tư nhân – nhỏ và vừa” – ông Đinh Huy Chiến nhấn mạnh.

Ông cũng cho biết, hai bộ luật quan trọng là Luật Doanh nghiệp và luật đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2015 là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quá trình tạo động lực và cơ chế cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

“Liệu rằng với con số cả nước đạt 500.000 DN, chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ đến con số 2 triệu DN vào năm 2020. Với gần 10.000 hội viên doanh nhân trẻ, hàng năm tạo doanh thu khoảng 25 tỷ USD, tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phải có nhiều nỗ lực để phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất – kinh doanh… là mục tiêu Hội Doanh nhân trẻ mong muốn” – ông Đinh Huy Chiến nói.

Ông Chiến nói thêm “Tất cả những câu hỏi lớn, chúng tôi mong muốn đặt ra trong hội thảo này để các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý, những doanh nhân đàn anh đi trước cùng nhau chia sẻ, thảo luận và định hình một con đường, một lối đi cho những trái tim nhiệt huyết của các doanh nghiệp doanh nhân hôm nay đó là: Định hướng cho lớp trẻ khởi nghiệp ra sao?

Ngành nghề lĩnh vực nào đất nước và con người Việt Nam có thế mạnh? Sự sẵn sàng chia sẻ, chỉ đường, dẫn dắt của lớp đàn anh đi trước đến đâu chính là những yếu tố làm nên “phong trào khởi nghiệp” mạnh mẽ và là động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế tư nhân trong những năm tới”.

Động lực để phát triển

Chủ đề của Hội thảo hôm nay là Động lực phát triển kinh tế tư nhân, nhưng phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho rằng động lực này cần được cần nhắc lại 2 lần trong hội thảo: Thứ nhất, kinh tế tư nhân là động lực. Thứ hai, động lực để phát triển cho kinh tế tư nhân.

Theo ông Lộc, nếu như 30 năm trước khi nước ta bắt đầu cải cách, lúc đó chúng ta thường dùng đến từ nền kinh tế nhiều thành phần – thực chất là kinh tế thị trường; và sau này chúng ta mới chính thức dùng từ kinh tế thị trường trong các văn kiện của Đại hội Đảng. Nhưng tại thời điểm hiện nay, ông Lộc cho rằng: Kinh tế tư nhân mới chính là từ khóa, chính là sự thay đổi nhất của tư duy. Chúng ta đã chấp nhận sự thay đổi của thị trường, chấp nhận kinh tế tư nhân là động lực.

“Thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế, còn kinh tế tư nhân chính là động lực của nền kinh tế. Nếu như ví nền kinh tế Việt Nam như con tàu cao tốc, thì đường ray chính là kinh tế thị trường, còn đầu máy chính là kinh tế tư nhân – động lực kinh tế tư nhân”.- ông Lộc khẳng định.

Từ câu chuyện ở New York và Cu Ba, ông Lộc đã dẫn dắt người nghe tới hai đất nước có sự tương phản điển hình trong việc đổi mới nền kinh tế thị trường. Cu ba có dân số 11 triệu dân và New York là 8 triệu dân, thế nhưng tổng GDP của New York đạt trên 1.000 tỷ USD trong khi tổng GDP của Cu Ba chỉ đạt trên 70 triệu USD.

Hiện, Cu Ba mới đang trong quá trình cập nhật đổi mới, chậm hơn Việt Nam khoảng ¼ thế kỷ, nhưng New York thì đã là một đất nước phát triển lớn mạnh. Sự khác biệt của 2 nền kinh tế này nằm ở chỗ Cu Ba gần như không có DN tư nhân, chủ yếu là DN nhà nước, và môi trường kinh doanh không bình đẳng. Trong khi đó, New York lại chủ yếu là DN tư nhân chứ không tồn tại DN nhà nước.

"Ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta đều có thể thấy được bức tranh tương phản của các nền kinh tế, nhưng nhìn chung, chúng ta không thể phủ nhận kinh tế tư nhân mới chính là động lực để phát triển nền kinh tế. Vai trò của nhà nước rất quan trọng, nhưng động lực để phát triển lại chính là kinh tế tư nhân”. – ông Lộc nói.

Ông Lộc cũng khẳng định: “Kinh tế tư nhân là kinh tế của toàn dân. Trước đây, chúng ta chiến thắng quân xâm lược bởi chúng ta huy động được sức mạnh của toàn dân. Ở thời bình, nếu muốn chiến thắng trên thương trường, thì phải phát triển toàn dân làm kinh tế. Nếu muốn trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới, chúng ta phải phấn đấu sao cho con số 500.000 DN hiện nay phải trở thành 5 triệu DN trong tương lai”.

Ông Lộc cũng ví DN chính là các chiến sĩ, chiến đấu trên mặt trận hội nhập. Để có thể chiến thắng, các chiến sĩ cần hậu phương vững chắc, đó chính là nhà nước. Ông khẳng định: “DN Việt Nam không thua kém gì các DN trên thế giới nếu nhà nước đóng vai trò là hậu phương vững chắc, hỗ trợ cho DN”.

Cần hỗ trợ hơn nữa cho DN

Đánh giá về vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân trong Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư, ông Nguyễn Văn Trung – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ chỗ bắt đầu có 4000 doanh nghiệp đến nay đã có 500.000 doanh nghiệp đã khẳng định vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân. Việt Nam bắt đầu từ nền kinh tế chợ quê tới kinh tế mặt phố và cho đến hiện nay là “mon men” vào nền kinh tế siêu thị. Tất cả những giai đoạn này đều ghi nhận sự phát triển nội lực của doanh nghiệp tư nhân.

Nói về chính sách, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam đã đi một bước dài về chính sách. Luật Doanh nghiệp  năm 1999 có hiệu lực năm 2000 được xem là cuộc cách mạng cho đội ngũ doanh nghiệp, tạo ra bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế. Ngay sau đó 1 năm, từ chỗ chỉ có 4 ngàn doanh nghiệp thì con số này đã lên 13 ngàn doanh nghiệp.

“Chúng ta nói nhiều tới đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc… nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để có thể tạo nên sự đột phá đó phải kể đến vai trò và vị thế to lớn của doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài” – Thứ trưởng nói – “Tôi cảm thấy tỉnh nào lãnh đạo tỉnh có sự gắn bó, gần gũi với doanh nghiệp thì tỉnh đó phát triển như Hà Tĩnh, Thanh Hóa…”.

Với tư cách là lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Văn Trung bày tỏ mong muốn được lắng nghe nhiều hơn ý kiến từ phía các doanh nghiệp có mặt tại hội thảo ngày hôm nay để nắm bắt và báo cáo, đề xuất những chính sách phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế tư nhân hiện nay, nhằm hỗ trợ tạo động lực cho nền kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cũng khẳng định: Một nền kinh tế xét về lý thuyết sẽ không thể phát triển được nếu kinh tế tư nhân không phải là đầu tàu. Việc hoàn thiện thể chế là do nhà nước tạo nên. DN là đối tượng sử dụng thể chế nên, phải có trách nhiệm thúc đẩy để hoàn thiện thể chế.

Theo ông Cung: “Trong thể chế có thể chế chính thức (luật lệ do nhà nước ban hành) và phi chính thức (chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp…). Ngoài thể chế ra, hiện tại Việt Nam còn có “luật rừng”. Luật này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển đời sống của chúng ta. Nếu như thế chế chính thức và phi chính thức phát triển mạnh thì có thể áp đảo được “luật rừng” và ngược lại. Chính vì vậy, DN phải làm sao để thể chế chính thức phải minh bạch, phải bao dung, có như vậy nền kinh tế mới phát triển được”.

Thực tế hiện nay Luật của Việt Nam gần như không thay đổi, nhưng các thông tư lại thay đổi liên tục, tác động trực tiếp tới tài sản, đến hoạt động kinh doanh, kế hoạch đầu tư, dòng tiền… của DN. “Một thể chế như vậy sẽ tạo cho DN sự bấp bênh, rủi ro lớn, và chi phí tuân thủ cực cao. Một môi trường như vậy, không thể đầu tư, tính toán dài hạn được. Chính vì vậy, DN phải chủ động thay đổi, chứ không chờ thay đổi” – ông Cung nói.

Các tin khác