Dệt may xin mức tăng lương riêng

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết mức tăng như Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt rất thách thức cho ngành dệt may. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp lớn như Tổng công ty May Việt Tiến có hơn 10.000 lao động đang hưởng lương, nếu tính toán với mức tăng dự kiến thì năm 2016 chi phí tiền lương phải trả của đơn vị tăng thêm xấp xỉ 100 tỷ đồng (khoảng 173 tỷ đồng). Khi Luật Bảo hiểm mới có hiệu lực vào 2018, riêng tiền bảo hiểm Việt Tiến phải đóng là 407 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với hiện nay.
 

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chốt lương tối thiểu năm sau tăng 12,4%, nhưng lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết sẽ kiến nghị Thủ tướng mức 6%.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết mức tăng như Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt rất thách thức cho ngành dệt may. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp lớn như Tổng công ty May Việt Tiến có hơn 10.000 lao động đang hưởng lương, nếu tính toán với mức tăng dự kiến thì năm 2016 chi phí tiền lương phải trả của đơn vị tăng thêm xấp xỉ 100 tỷ đồng (khoảng 173 tỷ đồng). Khi Luật Bảo hiểm mới có hiệu lực vào 2018, riêng tiền bảo hiểm Việt Tiến phải đóng là 407 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với hiện nay.

"Có nghĩa là một người lao động phải trả thêm trên 1 triệu đồng, còn doanh nghiệp là hơn 2 triệu đồng riêng cho khoản bảo hiểm", vị này tính toán.

Theo ông Giang, điều này "là bất hợp lý" bởi số tiền nói trên người lao động hoàn toàn hưởng không được sử dụng mà nằm trong quỹ bảo hiểm xã hội, phí công đoàn và các nội dung liên quan khác. “Nếu không có giải pháp dài hơi, việc tăng lương tối thiểu lại nhằm trúng những khó khăn nội tại các doanh nghiệp trong nước và chắc chắc họ không thể chịu nỗi”, ông Giang lo lắng.

Trước đó, việc lựa chọn phương án tăng lương tối thiểu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia gặp nhiều khó khăn khi các thành viên đều không thống nhất dù trải qua nhiều cuộc họp để thương lượng, bỏ phiếu. Trong đó, với lý do giảm bớt áp lực lên doanh nghiệp và mức lương hiện hành đáp ứng 94,8% nhu cầu đời sống tối thiểu người lao động, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng lương thối thiểu 2016 chỉ tăng 6% là phù hợp.

Tuy nhiên, sau nhiều thời gian họp căng thẳng, hồi đầu tháng 9, phương án cuối cùng đã được Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất là tăng trung bình 12,4% để trình lên Chính phủ. Theo đó, đưa lương tối thiểu vùng I từ 3,1 triệu đồng một tháng (năm 2015) lên 3,5 triệu đồng trong năm sau. Mức áp dụng tương ứng cho các vùng II, III và IV là 3,1 triệu, 2,7 triệu và 2,4 triệu đồng. Dù vậy, đến nay, đại diện người lao động và cũng như giới chủ sử dụng lao động đều tỏ ra chưa thật sự hài lòng với phương án này.

Các tin khác