Khủng hoảng di cư (K2): Đâu là gốc rễ?

Trong khi cuộc khủng hoảng di cư diễn ra ngày càng phức tạp, các bên vẫn không ngừng tranh cãi cả về nguyên nhân, hậu quả lẫn cách giải quyết khủng hoảng.

Trong khi cuộc khủng hoảng di cư diễn ra ngày càng phức tạp, các bên vẫn không ngừng tranh cãi cả về nguyên nhân, hậu quả lẫn cách giải quyết khủng hoảng.

Khủng hoảng di cư (K1): Hình ảnh đau lòng

Tại anh, tại ả

Nguyên nhân trực tiếp thổi bùng làn sóng di cư ở Trung Đông là loạn lạc và chiến tranh. Nhưng điều này do ai tạo ra? Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng trách nhiệm lớn nhất của cuộc khủng hoảng di cư vào châu Âu thuộc về Tổng thống Syria Assad, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các băng nhóm tội phạm buôn người.

“Cuộc khủng hoảng di cư nổ ra ở châu Âu do các hành động của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các nhóm khủng bố thuộc IS và bọn buôn người sẵn sàng phá vỡ luật pháp, dụ dỗ các cư dân tại châu Phi và khu vực Trung Đông đưa họ đến châu Âu” - ông Cameron nói. Đây cũng là quan điểm phổ biến của các nước phương Tây.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhân quyền quốc tế khẳng định những chính sách sai lầm của Hoa Kỳ và NATO là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn đang làm rối loạn châu Âu. Nhà phân tích Will Bunch chỉ trích Hoa Kỳ và NATO quá vội vàng lật đổ ông Gaddafi mà không hề tính đến các giải pháp đối phó với sự hỗn loạn sau đó.

Từ năm 2011, hàng loạt tổ chức quân sự nổi lên ở Libya, xung đột liên miên. Đó là môi trường lý tưởng để các băng nhóm buôn người hoạt động. Trên thực tế, khi ông Gaddafi còn tại vị (trước năm 2011), mỗi năm dưới 20.000 người vượt biển sang châu Âu từ bờ biển Libya.

Trong năm 2011, con số này tăng vọt lên hơn 63.000 người và đến nay đã lên tới hàng trăm ngàn. Luật sư nhân quyền Canada Edward Corrigan nhấn mạnh trong quá khứ Libya là quốc gia khá thịnh vượng. Nhưng khi ông Gaddafi bị phương Tây lật đổ, đất nước Bắc Phi rơi vào hỗn loạn, người dân phải ra đi trong khi dân di cư các xứ khác cũng đổ về Libya để đến châu Âu. “Tình trạng bạo loạn tại Libya là sản phẩm của phương Tây” - ông Corrigan nói.

Một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến người dân Syria phải chạy nạn là sự tàn bạo của IS. Nhiều chuyên gia quốc tế tin rằng IS chính là “sản phẩm gián tiếp” của cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush. Năm 2003, với các bằng chứng ngụy tạo về “vũ khí hủy diệt hàng loạt” của chế độ Saddam Hussein, ông Bush ra lệnh tấn công Iraq. Vài ngày sau khi lật đổ chính quyền Saddam, chính quyền Bush quyết định giải thể quân đội Iraq dù trước đó nhiều tướng lĩnh Baghdad tỏ ý muốn hợp tác với quân đội Hoa Kỳ. Ít nhất 250.000 binh sĩ quân đội Iraq thất nghiệp, rơi vào cảnh túng quẫn.

Các bằng chứng cho thấy rất đông cựu binh Iraq đã tham gia chiến dịch nổi dậy chống Hoa Kỳ. Al-Qaeda tại Iraq với cái tên Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI) là lực lượng nổi dậy hoạt động dữ dội và tàn bạo nhất. Năm 2011, khi nội chiến ở Syria nổ ra, ISI mở rộng hoạt động ở Syria và chỉ sau vài tháng đã trở thành một thế lực mạnh mẽ. Năm 2013, ISI chính thức trở thành Nhà nước Hồi giáo Iraq và cận Đông (ISIL) rồi đổi tên thành IS như hiện nay. Điều tra cho thấy hàng loạt tướng lĩnh dưới thời Saddam là thủ lĩnh cấp cao của IS.

Bùng nổ thuyết âm mưu

Khi tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ, những thuyết âm mưu có đất sinh sôi nảy nở. Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergey Naryshkin cho rằng Hoa Kỳ có thể muốn gây bất ổn Trung Đông một cách có chủ ý để dòng người tị nạn đổ về châu Âu.

"Tôi không phải là người ủng hộ thuyết âm mưu, nhưng vấn đề này tự nó đặt ra câu hỏi: liệu châu Âu có phải là mục đích cuối cùng của những người đang gây bất ổn tình hình Bắc Phi và Trung Đông trong nhiều năm qua? Ai đó có thể đã cố tình làm như vậy, vì biết rằng dòng người tị nạn, nghèo khó và tuyệt vọng sẽ đổ về các nước thịnh vượng của châu Âu" - ông Naryshkin nói.

Một số người theo thuyết âm mưu cũng đồng ý rằng Hoa Kỳ cố tình gây ra cuộc khủng hoảng di cư hòng bẻ gãy trụ cột của châu Âu là Đức, vì Berlin đã có nhiều lần trở mặt đối với Washington trong thời gian gần đây. Những người này đặt vấn đề: Tại sao người tị nạn không đi đâu hết mà phải là Đức? Hãy nhìn vào hình ảnh dân tị nạn, hầu hết là các thanh niên trẻ khỏe, một số hình ảnh gần đây cho thấy họ rất thích chọi bom xăng.

Nếu Đức thực sự thiếu nhân lực, họ không cần mạo hiểm cho nhập cư những người Hồi giáo, mà có thể tuyển lựa những người ôn hòa hơn nhiều đến từ châu Á, Nam Mỹ. Nhưng dưới sức ép của truyền thông, Thủ tướng Merkel tuyên bố nhận thêm người tị nạn. Tuy nhiên ngay sau đó họ đã nhận ra sai lầm nên đã đóng cửa biên giới với Áo.

Hình ảnh cảnh sát Hy Lạp phát hiện 5.000 khẩu súng giấu trong lô hàng gửi đến trại tị nạn, được đăng tải trên eastorwest.info.

Hình ảnh cảnh sát Hy Lạp phát hiện 5.000 khẩu súng giấu trong lô hàng gửi đến trại tị nạn,
được đăng tải trên eastorwest.info.

Một số người lại tin rằng nguyên nhân không phải do chính trị, mà là kinh tế. Họ cho rằng làn sóng tị nạn từ Trung Đông sẽ khiến châu Âu rơi vào loạn lạc. Khi đó, các tầng lớp thượng lưu ở xã hội châu Âu, gồm các nhà khoa học xuất sắc và những triệu phú, tỷ phú sẽ cảm thấy bất an khi sinh sống ở lục địa già. Lúc đó, họ sẽ di chuyển đến Hoa Kỳ như một lựa chọn an toàn hơn, Hoa Kỳ sẽ hưởng lợi lớn từ điều đó.

Những thuyết âm mưu khác lại không nhắm đến Hoa Kỳ. Một giả thuyết gây lo ngại là IS cố tình ra tay tàn bạo để xua đuổi dân chúng, tạo thành khủng hoảng di cư, từ đó trà trộn để xâm nhập châu Âu. Thuyết này được nhiều người ủng hộ vì cho đến nay đã có nhiều tin tức xác nhận có sự trà trộn của IS vào dòng người di cư. Ngày 14-9, nhật báo Mirror của Anh dẫn lời Bộ trưởng Giáo dục Lebanon, ông Elias Bou Saab cho biết hơn 20.000 tay súng cực đoan tổ chức IS có thể được ngụy trang dưới vỏ bọc người tị nạn Syria trong các trại ở Lebanon.

“Tôi cho rằng các tay súng IS đang lợi dụng làn sóng tị nạn để đi đến châu Âu và những nơi khác” - Bộ trưởng Giáo dục Lebanon nói. Ông Saab đưa ra ước tính 2% trong tổng số 1,1 triệu người tị nạn Syria được Lebanon tiếp nhận trong các trại tị nạn là các tay súng IS đang có âm mưu bí mật xâm nhập châu Âu thông qua cuộc khủng hoảng di cư hiện tại. Trước đó, cơ quan mật vụ Hungary tuyên bố đã phát hiện 2 kẻ khủng bố người A rập đã nỗ lực xâm nhập vào Tây Âu dưới vỏ bọc những người tị nạn.

Ngày 13-9, trang eastorwest.info cho biết cảnh sát Hy Lạp phát hiện các container vũ khí được gửi đến cho người tị nạn. Lô hàng được gửi đến một trại tị nạn dưới  hình thức viện trợ nhân đạo, gồm 14 container khai báo là đồ gỗ. Sau khi kiểm tra 2 trong số 14 container, cảnh sát phát hiện bên trong không phải đồ gỗ, mà chứa 491.950 viên đạn và 5.000  khẩu súng. Hiện cảnh sát đang điều tra nguồn gốc của các container này.

(Còn tiếp)

Các tin khác